Hà Tĩnh: 6.498 người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trong Quý 1/2022
(LĐXH)-Mặc dù dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào đầu năm 2022, nhưng với sự quan tâm và chỉ đạo của chính quyền các cấp nên các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động công nghiệp, xây dựng thương mại và dịch vụ vẫn hoạt động bình thường với phương châm vừa sản xuất vừa chống dịch, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương.
Từ những tháng cuối năm 2021, nhiều doanh nghiệp đã khởi động các kế hoạch đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao nhu cầu sử dụng lao động. Nhìn chung quý I năm 2022, tình hình về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động tại Hà Tĩnh có phần khởi sắc hơn so với năm trước.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý I năm 2022 ước tính 523.204 người, so với quý trước tăng 0,82% và tăng 1,06% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó lực lượng lao động là nam 274.691 người (chiếm 52,5% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 130.806 người (chiếm 25% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 496.815 người, chiếm 94,96% trong tổng số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; so với quý trước tăng 0,22% và tăng 0,61% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tổng số, lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 127.630 người, chiếm 25,69% trong tổng số; lao động có việc làm ở nam giới là 261.798 người, chiếm 52,7%; số người không có việc làm (thất nghiệp) là 26.389 người (chiếm 5,04% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên); xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp ước tính là 5,4%; tăng 0,18 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,11 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 4%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo ngành kinh tế: tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 31,74% trong tổng số (tương ứng 157.680 người), giảm 0,32 điểm phần trăm so với quý trước và 0,33 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2021; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 28,81% ( tương ứng 143.109 người), lần lượt tăng 0,05 điểm phần trăm và 0,92 điểm phần trăm; Thương mại - Dịch vụ chiếm 39,46% (tương ứng 196.026 người), lần lượt tăng 0,27 điểm phần trăm và giảm 0,6 điểm phần trăm.
Ước tính quý I/2022, số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động là 6.498 người, tăng 9,17% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 6.279 người, chiếm 96,63% tổng số; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 23 người, chiếm 0,35%; xuất khẩu lao động 196 người, chiếm 3,02%.
Theo đánh giá, vùng phụ cận thành phố Hà Tĩnh như huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà đang là điểm đến mới của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực may mặc. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
Thống kê chưa đầy đủ của ngành LĐ-TB&XH huyện Cẩm Xuyên cho biết, hiện nay, có hàng chục doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực may mặc với hàng nghìn lao động hoạt động trên địa bàn và đang có nhu cầu tuyển dụng thêm nhân lực để mở rộng quy mô sản xuất.
Hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu đi các thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Canada…, Công ty TNHH May và Thương mại Đăng Nhật (xã Cẩm Trung - Cẩm Xuyên) hiện có khoảng 250 công nhân đang làm việc.
“Số lượng đơn hàng nhiều, với diện tích nhà xưởng và lượng công nhân hiện có, công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tác. Vì vậy, chúng tôi đang có kế hoạch thuê đất dự kiến khoảng 5 ha để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, khi hoàn thành cần tuyển dụng thêm khoảng 1.000 lao động”, ông Đặng Văn Hiệu - Giám đốc Công ty TNHH May và Thương mại Đăng Nhật thông tin.
Qua khảo sát sơ bộ, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh may mặc trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên cũng đang có nhu cầu tuyển dụng như: Công ty CP May xuất khẩu MTV (khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên) tuyển dụng 100 lao động; Tổ hợp May mặc Phương Hậu (thị trấn Cẩm Xuyên) tuyển dụng khoảng 40 lao động…
Theo báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH huyện Thạch Hà, hiện nay, trên địa bàn cũng có 6 cơ sở kinh doanh lĩnh vực may mặc gia công cho các công ty lớn với 444 lao động và hiện đang có nhu cầu tuyển dụng thêm khoảng 260 lao động.
Tuy nhiên có một thực tế đang diễn ra là nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp lớn nhưng các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong tuyển dụng./.
Mỹ Hạnh
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48