Hải Phòng chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(LĐXH) - An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, do vậy các ngành chức năng ở thành phố Hải Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn ngừa nguy cơ gây tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động…
Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Phòng luôn chủ động phối hợp với LĐLĐ thành phố cùng các doanh nghiệp tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị an toàn, bảo hộ lao động. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các văn bản qui phạm pháp luật về ATVSLĐ; phát triển, củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh viên; vận động người lao động ký cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, các giải pháp phòng ngừa TNLĐ - BNN, cải thiện điều kiện làm việc và chú trọng hơn đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Mặt khác, các cơ quan chức năng tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát kịp thời chấn chỉnh các vi phạm pháp luật về ATVSLĐ, qua đó giúp người lao động có môi trường làm việc tốt hơn, đồng thời tăng sự gắn bó lâu dài giữa người lao động với doanh nghiệp.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố, ý thức tuân thủ các qui định của pháp luật về ATVSLĐ của các đơn vị, doanh nghiệp ở Hải Phòng đã có chuyển biến đáng kể. Trên địa bàn thành phố đã có nhiều “điểm sáng” về ATVSLĐ, xây dựng môi trường làm việc an toàn. Điển hình là Công ty cổ phần Xây dựng GM (quận Dương Kinh), đơn vị đã thành lập Ban An toàn lao động từ năm 2017 với 10 thành viên với từng nhiệm vụ cụ thể, đồng thời Ban lãnh đạo công ty đã chủ động ban hành Quy định ATVSLĐ; lập kế hoạch Bảo hộ lao động hằng năm; ký hợp đồng tổ chức lớp huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, chỉ huy trưởng các công trường và tất cả đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong Công ty.
Định kỳ, doanh nghiệp tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ năng an toàn lao động cũng như trang bị kiến thức về an toàn lao động, trang thiết bị bảo hộ lao động cho từng tổ, đội. Đặc biệt, tại các công trường thường xuyên tổ chức huấn luyện an toàn lao động đầu vào cho người lao động, có đầy đủ sổ theo dõi huấn luyện, bài kiểm tra sát hạch... Hằng ngày, cán bộ an toàn chuyên trách đều dành thời gian nhất định để phổ biến công tác an toàn cho công nhân trước khi thi công.
Quận Hồng Bàng hiện có 200 CĐCS tại các đơn vị, trong đó số doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm khoảng 75%, với gần 8.000 lao động. Các doanh nghiệp trên địa bàn quận hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như cơ khí, công nghiệp nặng, hoạt động sản xuất luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động cao. Chính vì vậy, các đơn vị luôn nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm bảo đảm ATVSLĐ, phòng tránh TNLĐ, BNNN. Đơn cử như Công ty cổ phần Cáp điện và hệ thống LS VINA luôn tích cực triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần phòng ngừa TNLĐ, BNN, tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Mặc dù mặt bằng hạn chế, công ty vẫn tổ chức sơn kẻ đường đi nội bộ trong các xưởng sản xuất, lối đi của công nhân, khách tham quan.
Đường vận chuyển của xe nâng hàng và các phương tiện vận chuyển khác được tách riêng ra khỏi xưởng. Cùng với đó, Công ty còn trang bị các thiết bị bảo hộ cho những công nhân làm việc ở các vị trí đặc thù. Đơn cử như, công nhân bộ phận đúc cán đồng nhôm có quần áo a-mi-ăng, kính phòng hộ đặc biệt; công nhân ở bộ phận rút đồng nhôm được trang bị bịt tai chống ồn. Trong các buổi giao ca sản xuất, ngoài vấn đề về chuyên môn, công ty điểm lại các vấn đề về an toàn lao động trong ca sản xuất trước, lưu ý, rút kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an toàn trong ca sản xuất tới, chỉ ra các vấn đề mất an toàn tiềm tàng trong mọi điều kiện.
Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng nhiều năm qua đã được UBND thành phố đánh giá cao trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ. Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các sở, ban, ngành tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác ATVSLĐ cho các đơn vị trực thuộc và người lao động. Ngoài ra, Ban Quản lý còn phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATVSLĐ, thi an toàn vệ sinh viên giỏi…
Hàng năm, Công đoàn khu kinh tế Hải Phòng đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra đôn đốc, thường xuyên nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm công tác ATVSLĐ. Qua đó, góp phần kiềm chế tai nạn, bệnh tật liên quan đến người lao động. Do đó, nhận thức về công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ của các đơn vị, doanh nghiệp trong Khu kinh tế được nâng lên. Nhiều năm gần đây khu vực này không xảy ra các vụ TNLĐ nghiêm trọng và BNN được hạn chế tối đa. Giúp cho người lao đông yên tâm, tập trung sản xuất hàng hóa giữ mức tăng trưởng ổn định trong các doanh nghiệp./.
PV
Từ khóa:
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
03-01-2025 15:24 00
-
Phân tích các biến số vĩ mô và vi mô, chỉ ra cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời gian tới
12-12-2024 18:13 43
-
TP.HCM tăng cường kết nối cung – cầu giải quyết việc làm cho người lao động
31-12-2024 11:23 09
-
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
30-12-2024 13:34 40
-
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
14-12-2024 13:41 08
-
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
23-12-2024 13:21 20