Hải Phòng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
(LĐXH)-Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã triển khai có hiệu quả Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2023-2025 tại địa phương, đặc biệt đã tích cực áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Tại Hải Phòng, Công tác thanh tra, kiểm tra đã được các cấp, các ngành, địa phương chú trọng nhờ đó ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở và người lao động được nâng lên, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người mắc bệnh nghề nghiệp giảm rõ rệt, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện. Các ngành có liên quan đã tích cực phối hợp để điều tra, kết luận, giải quyết chế độ tai nạn lao động đồng thời tham mưu giải pháp phòng ngừa các vụ tai nạn không để xảy ra tương tự tái diễn.
Trong năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Sở, ban ngành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động gồm: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội tại 34 doanh nghiệp; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại 07 doanh nghiệp; kiểm tra công tác việc làm, an toàn vệ sinh lao động tại 38 đơn vị, doanh nghiệp.
Cũng trong năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức phát 1.200 phiếu tự kiểm tra về pháp luật lao động, trong đó có nội dung về an toàn, vệ sinh lao động
Qua công tác thanh tra đã yêu cầu các đơn vị thực hiện 337 kiến nghị, trong đó: huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 2.092 người lao động, bằng 81% so với năm 2021; khám sức khỏe định kỳ cho 1.114 người lao động, bằng 56% so với năm 2021; rà soát lập danh sách tham gia bảo hiểm xã hội cho 185 người lao động thuộc đối tượng bắt buộc, bằng 50% so với năm 2021; xử phạt vi phạm hành chính đối với 04 tổ chức và 67 cá nhân với tổng số tiền là 163,9 triệu đồng, bằng 68% so với năm 2021.
Bên cạnh đó, Sở Công thương đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thành phố với 08 đơn vị có hoạt động sử dụng vật liệu nổ để khai thác khoáng sản.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành tại 10 đơn vị thuộc ngành quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Qua các cuộc kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Sở Khoa học và Công nghệ: Đã thực hiện kiểm tra tại 95 cơ sở về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, an toàn bức xạ hạt nhân, mã số mã vạch và sở hữu công nghiệp; Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân: thanh tra việc chấp hànhcác quy định pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân tại 01 cơ sở.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện Lê Chân, Ngô Quyền, Dương Kinh, Đồ Sơn Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Cát Hải, Thủy Nguyên cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 68 đơn vị về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, phòng cháy chữa cháy.
Tuy nhiên, theo đánh giá, công tác tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của một số doanh nghiệp còn hạn chế; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của một bộ phận doanh nghiệp còn chưa cao. Một số doanh nhiệp nhỏ và vừa chưa chủ động phòng ngừa tai nạn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; các doanh nghiệp chịu áp lực của doanh thu, nên việc bố trí thời gian, nguồn lực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động còn hạn chế.
Trong năm 2023, thành phố Hải Phòng sẽ tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong một số ngành, lĩnh vực để xảy ra nhiều tai nạn lao động như trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, làm việc trong không gian hạn chế, an toàn trong sử dụng điện, thiết bị áp lực, hóa chất, việc sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động./.
Mỹ Hạnh
Từ khóa:
-
An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
28-12-2024 17:05 13
-
Long An: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc làm cho lao động địa phương
28-12-2024 17:03 45
-
Hiệu quả từ Tiểu dự án 3 về giải quyết việc làm bền vững ở Sóc Trăng
28-12-2024 17:02 56
-
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
27-12-2024 14:47 54
-
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
22-12-2024 14:31 15
-
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
10-12-2024 11:09 04