Hỗ trợ đồ dùng khẩn cấp cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh dịch COVID-19.
(LĐXH) – Nằm trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ các can thiệp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch COVID-19” do Chính phủ Úc (Bộ Ngoại giao và Thương mại - DFAT) tài trợ, sáng 22/3/2021, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh tổ chức lễ bàn giao bộ đồ dùng thiết yêu nhằm hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch COVID-19.
Theo Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, cứ 3 phụ nữ đã kết hôn thì có gần 2 người (62,9%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra, và gần 31,6% bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua). Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục (90,4%) không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền chủ yếu là do sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và quấy rối thêm, dẫn đến còn nhiều vấn đề ẩn khuất.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là một trong những hành vi vi phạm nhân quyền phổ biến nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em có thể diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau trong gia đình, tại nơi làm việc, khu vực công cộng và ngoài xã hội.
Tại Việt Nam, Đường dây nóng của Ngôi nhà Bình yên (thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và Đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh dương (do UNFPA hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc — KOICA hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ninh) đã nhận được gấp đôi số cuộc gọi kêu cứu trong những tháng qua so với cùng kỳ những năm trước. Theo báo cáo, nguy cơ xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em đã gia tăng đáng kể.
Tại Việt Nam, Đường dây nóng của Ngôi nhà Bình yên (thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và Đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh dương (do UNFPA hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc — KOICA hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ninh) đã nhận được gấp đôi số cuộc gọi kêu cứu trong những tháng qua so với cùng kỳ những năm trước. Theo báo cáo, nguy cơ xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em đã gia tăng đáng kể.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại buổi lễ
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đã bày tỏ sự biết ơn đối với các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam nói chung, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) đã dành sự quan tâm, hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam, trong đó có Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để cùng chung tay khắc phục những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ cuối năm 2020 vừa qua. Đồng thời ghi nhận và đánh gia cao nỗ lực của các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong đó có UNFPA trong việc phối hợp cùng với các bộ, ngành, tổ chức của Việt Nam để kịp thời triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, một trong những điểm sáng trong hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 do UNFPA hỗ trợ, đó là việc gửi hơn 4 triệu tin nhắn tới các thuê bao điện thoại với thông điệp kêu gọi chấm dứt bạo lực với phụ nữ.
“…Việc tiếp nhận 2.750 bộ đồ dùng thiết yếu hỗ trợ phụ nữ trong bối cảnh dịch Covid -19 từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam có ý nghĩa rất thiết thực, giúp những phụ nữ đang thực hiện cách ly tập trung hoặc nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị bạo lực có thể sử dụng để đảm bảo vệ sinh cá nhân, sức khỏe và dễ dàng thích ứng hơn trong điều kiện sinh hoạt có sự biến động. Các bộ đồ dùng này sẽ được chuyển tới Hải Dương, Quảng Ninh và Hà Nội, những nơi đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19…”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết.
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đặc thù của phụ nữ và trẻ em gái ngay cả trong các tình huống khẩn cấp, kê từ giữa thập niên 90, UNFPA đã và đang cung ứng các bộ đồ dùng thiết yếu trong tình huống khủng hoảng nhân đạo trên khắp thé giới. Bộ đồ dùng thiết yếu là hạng mục đặc trưng trong gói hỗ trợ nhân đạo toàn diện của UNFPA nhằm bảo vệ sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cũng như quyền của phụ nữ và trẻ em gái, giảm thiểu rủi ro bạo lực trên cơ sở giới, đồng thời ứng phó và bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng tiêu cực do khủng hoảng gây ra. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 16.246 lượt phụ nữ tại các vùng khẩn cấp được nhận bộ đồ dùng.
Khủng hoảng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã tồn tại từ trước, song càng diễn biến nghiêm trọng hơn trong bối cảnh COVID-19. Các báo cáo gần đây cho thấy việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và các biện pháp kiểm soát dịch khác, cùng với những áp lực, căng thẳng kinh tế - xã hội vốn có hoặc gia tăng trong gia đình, đã khiến bạo lực gia tăng, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Theo ước tính, bạo lực gia đình đã gia tăng ít nhát 30% tại nhiều quốc gia.
Hà Giang
Từ khóa:
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
22-11-2024 18:20 18
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
- Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
- Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới