Hỗ trợ lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia gặp khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình trạng lao động Việt Nam tại Malaysia thiếu việc làm, không có việc làm đã diễn ra trên diện rộng, đời sống của người lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam tại Malaysia nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam tại Malaysia, Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 1064/QLLĐNN-NBĐNA về việc Hỗ trợ lao động gặp khó khăn trong bối cảnh COVID.
Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp phái cử lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia như sau:
Một là, tăng cường quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Thống kê và báo cáo danh sách lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp Malaysia, tình trạng việc làm hiện nay,... gửi Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia.
Hai là, hỗ trợ tối đa người lao động gặp khó khăn trong bối cảnh dịch COVID: Động viên, triển khai thủ tục cần thiết; can thiệp để người lao động được hưởng các chính sách trợ giúp của sở tại (nếu có); can thiệp về chỗ ở đối với lao động đã kết thúc hợp đồng,...
Ba là, cung cấp kịp thời và khuyến khích người lao động sử dụng các kênh thông tin chính thức sau:
+ Số điện thoại hỗ trợ công dân/lao động của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia: 01136682866 và 01123740453.
+ Trang thông tin/website chính thức của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia: https://vnembassy-kualalumpur.mofa.gov.vn để biết thông tin về thủ tục lãnh sự, xuất nhập cảnh, bảo hộ công dân, các chuyến bay giải cứu,...
+ Ứng dụng/app WFW (working for workers) để phản ánh, khiếu nại trực tiếp tới Bộ Nguồn nhân lực Malaysia về các vấn đề liên quan đến lao động tại doanh nghiệp.
+ Ứng dụng/app MySejahtera để phục vụ quản lý dịch Covid, đặc biệt là để người lao động đăng ký tiêm vaccine và theo dõi sức khỏe theo yêu cầu của sở tại.
Bốn là, khuyến cáo/nhắc nhở người lao động không vi phạm luật pháp và các quy định sở tại; không bỏ trốn; nâng cao cảnh giác để tránh bị lợi dụng, bị lừa, bị lôi kéo bởi các hoạt động phi pháp, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Năm là, yêu cầu/đề nghị người sử dụng lao động (i) thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch Covid, tiêm vaccine đối với lao động Việt Nam theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan chức năng Malaysia; (ii) tạo điều kiện về nơi ở và các điều kiện sinh hoạt tối thiểu khác đối với lao động Việt Nam đã kết thúc hợp đồng nhưng chưa hồi hương do chưa có chuyến bay; (iii) Hỗ trợ người lao động thực hiện các thủ tục về cư trú, xuất cảnh, lãnh sự, đăng ký hồi hương, mua vé đối với người lao động trong trường hợp cần thiết./.
PV
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48