Ông Hoàng Quốc Long, Phó Chủ tịch Hội GDNN TP.HCM - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành (Trưởng Ban tổ chức) phát biểu tại kễ khai mạc hội thi
Hội thi, trong 2 ngày từ 8/11 đến 9/11/2023 với hơn 200 học viên đến từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kỹ thuật viên tại trung tâm chăm sóc sắc đẹp ở trong nước và Hàn Quốc tham dự với các hạng mục làm đẹp, gồm: Nail, phun xăm, spa-chăm sóc mẹ và bé. Ngoài ra, còn có khoảng 300 học viên của trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành tới thăm quan, giao lưu học hỏi kinh nghiêp, nâng cao trình độ tay nghề.
Ban tổ chức cho biết thêm, Ban giám khảo chấm thi là các giáo viên, giảng viên, chuyên gia tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cở sở thẩm mỹ trong nước và quốc tế có thâm niên làm việc, giảng dạy đúng chuyên môn tối thiểu 3 năm liên tục.
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc hội thi
Hội thi nhằm kết nối giao lưu tay nghề giữa các kỹ thuật viên của Việt Nam cùng các chuyên gia quốc tế và trong nước, tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích, nâng cao kinh nghiệm, ý thức nghề nghiệp, giúp người làm nghề chăm sóc sắc đẹp của Việt Nam được thể hiện niềm đam mê, năng khiếu của bản thân trong công việc. Qua hội thi Ban tổ chức phát hiện và bồi dưỡng, tuyên dương những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực nghề chăm sóc sắc đẹp; khuyến khích, cổ vũ tinh thần học nghề, lập thân, lập nghiệp của thanh niên.
Tại hội thi này, ông Hoàng Quốc Long, Phó Chủ tịch Hội GDNN TP.HCM - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành (Trưởng Ban tổ chức) cho biết về ISO/IEC 17024/2012 (ISO 17024), đây là chứng nhận năng lực cá nhân, khá mới lạ với Việt Nam. Hiện nay, tiêu chuẩn này có khoảng 164 quốc gia công nhận.
Ban giám khảo chấm thi là các giáo viên, giảng viên, chuyên gia tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cở sở thẩm mỹ trong nước và quốc tế có thâm niên làm việc, giảng dạy đúng chuyên môn tối thiểu 3 năm liên tục
Hội thi được tổ chức lần đầu, là dịp để các kỹ thuật viên gặp gỡ, giao lưu tay nghề, qua đó cũng là dịp để người học, người làm nghề chăm sóc sắc đẹp và cả xã hội tiếp cận thông tin về tiêu chuẩn và ý nghĩa của ISO 17024.
Các cơ sở đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp của Việt Nam rất có chất lượng, học viên có kỹ năng tốt không thua kém các nước phát triển. Tuy nhiên, việc đào tạo lại thiếu tiêu chuẩn nghề nghiệp của thế giới nên một số nước không công nhận. Những người làm nghề chăm sóc sắc đẹp đã có kỹ năng tay nghề tốt, muốn ra nước ngoài làm việc cần ít nhất là bằng cấp do nước sở tại cấp hoặc phải đạt chứng nhận ISO 17024 (ít nhất là 164 nước đã công nhận chứng chỉ này) mới được chấp nhận tay nghề.
Các thi sinh dự thi
Theo ông Hoàng Quốc Long, tại Việt Nam, Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành là trường duy nhất tại thời điểm này được Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế của Hàn Quốc giao nhiệm vụ đào tạo, cập nhật để người học, người làm nghề đạt chuẩn ISO 17024. Việc kiểm tra tay nghề sẽ do chuyên gia của Hàn Quốc đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận ISO 17024.
“Ngành công nghiệp làm đẹp ở Việt Nam còn mới nhưng phát triển rất nhanh so với một số nước đã từng là quốc gia công nghiệp về làm đẹp như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo không theo kịp tiêu chuẩn nghề nghiệp của quốc tế. Việc đưa tiêu chuẩn ISO vào giúp các cơ sở đào tạo bắt kịp xu hướng mới của xã hội”, ông Long nói.
Trương Đăng
-
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
22-11-2024 18:20 48
-
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Dũng thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Quảng Nam
19-11-2024 09:19 32
-
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II chuyển đổi mạng mẽ sang mô hình đào tạo kép và chuyển chuyển đổi số
21-11-2024 08:58 45
-
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
10-10-2024 09:31 40
-
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
17-11-2024 09:46 36
-
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
16-11-2024 17:19 24