Hơn 2,5 triệu người được khám sức khỏe định kỳ trong năm 2022
(LĐXH) – Theo báo cáo của Cục Quản lý Môi trường y tế, năm 2022, có 2.543.380 người lao động được khám sức khỏe định kỳ (tăng 74% so với năm 2021).
Số người lao động đạt sức khỏe tốt (loại I và II) chiếm 74,3%. Tỷ lệ đạt sức khỏe loại III là 19,5%. Người lao động có sức khỏe yếu (loại IV, V) chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 6,3% (giảm 7,2% so với năm trước).
Có tổng số 833.570 trường hợp người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh khám chữa bệnh tại cơ sở y tế (tăng khoảng 11%). Các bệnh thường mắc chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính như viêm xoang, mũi họng, thanh quản (chiếm 20,8%), bệnh về mắt (10,5%), bệnh cơ – xương – khớp (6,1%), viêm loét dạ dày, tá tràng (5,9%)…
Năm qua, có 46/63 tỉnh/thành phố thực hiện khám phát hiện 33/34 loại bệnh nghề nghiệp (BNN) (01 BNN không tổ chức khám là bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp). Tổng số trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại được thực hiện khám phát hiện BNN là 465.230 trường hợp (tăng 120% so với năm 2021), trong đó đã phát hiện được 1.328 trường hợp mắc BNN (chiếm khoảng 0,3% tổng số khám), tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Có 08/34 loại bệnh được chuẩn đoán mắc mới, trong đó tỷ lệ mắc một số BNN cao so với các bệnh còn lại, bao gồm: Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (73,2%), bệnh bụi phổi than nghề nghiệp (19,1%).
Cả nước có 114 trường hợp được giám định BNN, chiếm 8,6% tổng số trường hợp được chẩn đoán mắc BNN. Kết quả giám định trong năm ghi nhận có 34 trường hợp BNN được hưởng trợ cấp 1 lần và 36 trường hợp được nhận trợ cấp thường xuyên của Bảo hiểm xã hội. Các địa phương/bộ, ngành đã thực hiện tốt công tác khám phát hiện BNN là: Thành phố Hồ Chí Minh (khám 90.155 trường hợp); Bắc Ninh (khám 37.322 trường hợp); Quảng Ninh (khám 35.867 trường hợp).
Trong công tác quản lý môi trường lao động. Năm qua, có 82.337 cơ sở lao động được quản lý về vệ sinh lao động (tăng trên 50% so với năm 2021), trong đó số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm có hại được quản lý là 31.090 cơ sở (chiếm khoảng 30%). Tỷ lệ đơn vị thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tại các cơ sở có yếu tố có hại là 27% (tương đường cùng kỳ năm 2021).
Bên cạnh đó, trên 5.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên cả nước đã thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổng số mẫu được quan trắc là 944.129 mẫu (tăng 80% so với năm 2021). Các yếu tố môi trường lao động được quan trắc nhiều nhất là: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) 387.008 mẫu (415); ánh sáng 122.274 mẫu (13%); tiếng ồn 114.696 mẫu (12,2%)… Tổng số mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 42.574 mẫu, chiếm 4,5% (giảm 1% so với năm 2021). Các mẫu có tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn cao gồm: Ánh sáng (11,6%); độ ồn (10,8%); độ rung (4,9%); vi khí hậu (3,2%). Tỷ lệ các yếu tố bụi không đạt tiêu chuẩn cho phép trung bình chiếm khoảng 3,1%./.
Minh Hưng
Từ khóa:
-
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang): Chủ động thu thập thông tin người lao động, góp phần giúp người nghèo tìm kiếm việc làm
25-12-2024 23:19 02
-
Quảng Trị tập trung thực hiện Tiểu dự án về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình giảm nghèo
12-12-2024 17:10 28
-
An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
28-12-2024 17:05 13
-
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
27-12-2024 15:32 59
-
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
27-12-2024 14:48 08
-
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
27-12-2024 14:47 54