Hướng đi của chính sách phân luồng đào tạo nghề sau THCS
(LĐXHH)- Các em học xong bậc THCS, tham gia chương trình đào tạo 9+ chỉ cần 3 năm là có thể nhận bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp nghề. Hướng đi này không chỉ thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo nghề sau THCS của Nhà nước, mà học sinh khi tốt nghiệp đã hoàn toàn chủ động gia nhập thị trường lao động…
Tiếp cận dạy nghề mang tính thực tế
Thực tế đã minh chứng, mô hình tiếp cận học nghề sớm sau khi học sinh kết thúc THCS được một số nước tiên tiến áp dụng và rất thành công như Đức, Nhật Bản. Ở Đức thực hiện mô hình đào tạo kép (gắn đào tạo tại cơ sở đào tạo và đào tạo tại doanh nghiệp) cho học sinh sau tốt nghiệp THCS. Ở Nhật Bản, mô hình “học nghề chương trình 9+” là mô hình đào tạo kỹ sư thực hành đã được thực hiện từ 1960 và đã rất thành công.
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều trường cao đẳng, trung cấp đang triển khai mô hình 9+ đào tạo nghề kết hợp dạy văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) hệ THPT. Những học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không có khả năng thi đỗ vào lớp 10 trường THPT công lập hoặc mong muốn đi học nghề thì đăng ký vào trường cao đẳng, trung cấp học theo mô hình 9+ (học nghề trình độ trung cấp; học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên hệ THPT có 7 môn). Do trường nghề không có chức năng dạy văn hóa nên phải phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên để học sinh học hết lớp 12 mới được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT lấy bằng tốt nghiệp. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, nhiều trường cao đẳng, trung cấp đã bố trí phòng học, phòng thí nghiệm... để giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên đến dạy văn hóa.
Còn tại Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp (đóng tại xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc), về bản chất thì từ năm 1998, nhà trường đã thực hiện mô hình 9+ dưới hình thức học song hành đào tạo, nghề dài hạn (ra trường đạt thợ bậc 3/7), trung cấp nghề và bây giờ là bây giờ là trung cấp cộng với học chương trình văn hóa THPT hệ giáo dục thường xuyên. Kết thúc khóa học, học sinh tham gia các kỳ thi tốt nghiệp và đạt kết quả sẽ được cấp bằng nghề và bằng văn hóa THPT theo qui định của hệ thống giáo dục nghề nghiệp và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức đào tạo này như cách gọi hiện nay là “Chương trình 9+”…
Có nghề sẽ có tương lai
Ông cha ta có câu: “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”, hàm ý nói đến tầm quan trọng của việc học nghề, có nghề và làm nghề. Ngày nay, những quan niệm ấy vẫn còn nguyên giá trị, giúp thanh niên có định hướng để lập thân, lập nghiệp, kiến tạo tương lai. Hơn ai hết các bạn trẻ cũng nhận thức rõ rằng đại học không phải là cánh cửa duy nhất để vào đời, thay vào đó từ rất sớm họ đã mạnh dạn chọn học một nghề nào đó mà mình yêu thích. Bởi họ tin rằng, có nghề sẽ có tương lai.
Em Lại Văn Sâm, học sinh lớp 12, trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đến từ quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), chia sẻ: “Vừa học văn hóa THPT vừa học nghề Điện lạnh nhưng em nhận thấy không nặng quá vì nhà trường bố trí lịch học hợp lý, các thầy cô dạy dễ hiểu. Học lực văn hóa và học nghề của em đạt mức trung bình khá. Em mong muốn sau khi thi tốt nghiệp THPT, sẽ học cao đẳng để có tay nghề ra trường dễ kiếm việc làm”.
Là một trong những nhiều học sinh lựa chọn học theo mô hình đào tạo 9+, em Kỳ Văn Huy, người dân tộc Dao ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), tâm sự: Sau khi học hết lớp 9, em quyết định đi học nghề tin học văn phòng, lưa chọn nghề này em thấy phù hợp với khả năng bản thân và em thấy thị trường lao động đang rất cần nghề này. Qua thời gian học tập, em nhận thấy chương trình học văn hóa không khác gì so với chương trình học phổ thông, thậm chí còn thấy thoải mái hơn rất nhiều, vì không bị áp lực nhiều bài vở như các bạn cùng trang lứa theo học THPT. Về học nghề, các thầy cô dạy rất dễ hiểu, kiến thức và kỹ thuật không quá khó, chương trình học cũng vừa sức.
Còn em Trần Thị Minh Ánh ở xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) học sinh lớp 58 CĐT1 hệ 9+ Khoa Điện tử điện lạnh Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp, cho biết: Tốt nghiệp THCS, em mong muốn đi học nghề để sớm có công việc ổn định. Ban đầu, bố mẹ cũng không hài lòng với quyết định của em, nhưng đến nay gia đình em đã hiểu rất rõ chỉ trong 3 năm là em có 02 bằng, vừa có bằng tốt nghiệp THPT vừa có bằng trung cấp và có cơ hội liên thông lên cao đẳng, tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc. Bố mẹ em đã hài lòng hơn với việc cho em được chủ động theo đuổi nghề mình yêu thích. Ở trường, lí thuyết đến đâu thực hành đến đó, kiến thức thầy cô truyền đạt dễ hiểu lại không phải học sách vở nhiều mà được tiếp xúc với thực tế. Học xong, em sẽ được nhà trường giới thiệu việc làm ngay, không lo bị thất nghiệp…
Mới đây, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật đã có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các trường trung cấp, cao đẳng đã được Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đồng ý cho giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT thì tiếp tục giảng dạy chương trình này cho người học đến khi có quy định mới. Đồng thời, sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT và việc giảng dạy văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Huyện Nam Trực (Nam Đinh) đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
13-12-2024 09:34 35
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
25-12-2024 06:53 12
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
17-12-2024 20:08 04
-
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
16-12-2024 15:23 57
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00