ILO phát động giải thưởng báo chí toàn cầu 2017 về chủ đề lao động di cư
(LĐXH)- Giải thưởng nhằm khuyến khích các tác phẩm báo chí có chất lượng về vấn đề lao động di cư.
ILO cho biết, giải thưởng báo chí toàn cầu 2017 về lao động di cư là một phần của chiến dịch TOGETHER của Liên Hợp Quốc với mục đích xây dựng hành động toàn cầu trong thúc đẩy xóa bỏ phân biệt đối xử và giải quyết xu hướng bài ngoại đang ngày càng gia tăng đối với người tị nạn và di cư. Tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đều đã cam kết thực hiện chiến dịch TOGETHER đến hết 2018, thời điểm mà UNGA sẽ dự kiến thông qua Hợp tác toàn cầu về di cư và Hiệp ước toàn cầu cho người tị nạn.
(Ảnh: CDI)
Giải thưởng bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 31/7 đến ngày 27/10. Các nhà báo có thể nộp tối đa 02 bài dự thi cho 2 hạng mục sau: Bài viết (online hoặc báo in); Sản phẩm truyền thông (Báo ảnh, audio, video).
Bài viết không được dài quá 8000 từ và video không dài quá 10 phút. Bài dự thi phải từng được xuất bản trong thời gian từ 1/1/2016 đến 27/10/2017.
Bài dự thi phải xoay quanh một trong hai chủ đề chính: (i) Các vấn đề nóng về lao động di cư (đóng góp của lao động di cư tới nước gửi lao động và nước tiếp nhận lao động, hoạt động bảo vệ quyền lao động,việc công nhận các kỹ năng, quá trình hòa nhập vào thị trường lao động của họ, bảo trợ xã hội, người lao động di cư trong các hoàn cảnh đặc biệt, điều kiện làm việc (đặc biệt là tiền lương, thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, lao động di cư trong khu vực kinh tế phi chính thức, quyền tham gia công đoàn, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và tình trạng buôn bán người) hoặc (ii) Tuyển dụng lao động di cư bình đẳng (theo hướng dẫn của Nguyên tắc chung và Hướng dẫn tuyển dụng bình đẳng).
Bốn giải nhất sẽ được chọn ra theo từng mục; mỗi giải trị giá 1.000 USD. Tác phẩm đoạt giải sẽ được đăng trên website của ILO và quảng bá rộng rãi như một tác phẩm báo chí tiêu biểu.
Bài dự thi phải xoay quanh một trong hai chủ đề chính: (i) Các vấn đề nóng về lao động di cư (đóng góp của lao động di cư tới nước gửi lao động và nước tiếp nhận lao động, hoạt động bảo vệ quyền lao động,việc công nhận các kỹ năng, quá trình hòa nhập vào thị trường lao động của họ, bảo trợ xã hội, người lao động di cư trong các hoàn cảnh đặc biệt, điều kiện làm việc (đặc biệt là tiền lương, thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, lao động di cư trong khu vực kinh tế phi chính thức, quyền tham gia công đoàn, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và tình trạng buôn bán người) hoặc (ii) Tuyển dụng lao động di cư bình đẳng (theo hướng dẫn của Nguyên tắc chung và Hướng dẫn tuyển dụng bình đẳng).
Bốn giải nhất sẽ được chọn ra theo từng mục; mỗi giải trị giá 1.000 USD. Tác phẩm đoạt giải sẽ được đăng trên website của ILO và quảng bá rộng rãi như một tác phẩm báo chí tiêu biểu.
Để tham dự cuộc thi, xin vui lòng điền vào mẫu đăng ký trực tuyến trước ngày 27/10/2017 (23:59, giờ chuẩn Trung Âu). Tác phẩm phải sử dụng một trong ba thứ tiếng: Tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Các bài dự thi bằng các ngôn ngữ khác cũng được chấp nhận với điều kiện người dự thi cung cấp bản dịch chính xác sử dụng một trong ba ngôn ngữ kể trên. Giải thưởng sẽ được công bố vào ngày 18/12 - Ngày Người Di cư Quốc tế./.
PV
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48