Ký kết Bản ghi nhớ về Hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp tại Ô-xtrây-li-a
(LĐXH)- Sáng ngày 28/3, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ giữa Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp tại Ô-xtrây-li-a...
Đây là Bản ghi nhớ đầu tiên mà Ô-xtrây-li-a ký với các nước đưa lao động đến làm việc tại nước này theo Chương trình thị thực nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thay mặt Chính phủ Việt Nam và bà Marise Payne, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a thay mặt Chính phủ Ô-xtrây-li-a ký kết Bản ghi nhớ.
Tham dự lễ ký kết tại điểm cầu Hà Nội có đại diện Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
“Việc ký kết Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Ô-xtrây-li-a ngày hôm nay là một dấu mốc quan trong trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Từ năm 2017, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai hiệu quả Thỏa thuận Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a. Sự tham gia tích cực của hơn 1.000 công dân Việt Nam vào chương trình này từ năm 2019 đến 2021 là tiền đề quan trọng cho sáng kiến về Chương trình lao động nông nghiệp lần này” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhấn mạnh.
Việc ký kết Bản ghi nhớ sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững, khai thác các tiềm năng, cơ hội để hướng tới thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a ngày càng thành công và thịnh vượng.
Việc hợp tác lao động với Ô-xtrây-li-a giúp người lao động Việt Nam sang làm việc không chỉ có thu nhập tốt, điều kiện làm việc đảm bảo mà còn là cơ hội học tập được các kiến thức, kỹ năng, khoa học công nghệ tiên tiến; đồng thời đáp ứng nhu cầu về sử dụng nhân lực của Ô-xtrây-li-a , mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Trần Thắng
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48