Ký kết hợp tác cung ứng và dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề
(LĐXH)- Ngày 16/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa tổ chức lễ ký hợp tác cung ứng và dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề với Tập đoàn Cung ứng nguồn nhân lực JHL Việt Nam, nhằm thúc đẩy triển khai "Dự án 30.000 lao động chất lượng cao".
Dự lễ ký kết có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ; đại diện Tập đoàn Cung ứng nguồn nhân lực JHL Việt Nam. Về phía tỉnh Thanh Hóa có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang; bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội…
Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Trước đây lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo tay nghề, kỹ năng. Hiện nay, để có thu nhập cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế, người lao động cần được đào tạo bài bản về kỹ năng nghề, khả năng ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, để sau khi về nước góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước. Đơn vị được ký kết cần tính toán để lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải chịu áp lực về chi phí, từ đó giảm tình trạng vi phạm hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, cho biết: Thanh Hóa là tỉnh có dân số đứng thứ 3 cả nước, sau thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng hơn 2 triệu người (chiếm 66,6 %); 71% lao động được đào tạo nghề, trong đó 26% cấp chứng chỉ bằng nghề. Hàng năm, tỉnh Thanh Hóa tạo việc làm cho khoảng 60.000 người lao động, trong đó có 10.000 người đi lao động nước ngoài.
"Những năm qua, công tác xuất khẩu lao động đã giúp số lượng lớn người lao động có thu nhập cao, trình độ tay nghề được nâng lên. Đặc biệt, nhiều lao động đi làm việc nước ngoài về là lực lượng nòng cốt, là nhà quản lý của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn" - Phó Chủ tịch Lê Đức Giang, đánh giá.
Đại diện Tập đoàn HJL cam kết, người lao động thông qua Tập đoàn sẽ được đào tạo, từng bước chuyển đổi từ lao động phổ thông sang lao động chất lượng cao. Ban đầu học viên sẽ được đào tạo kỹ năng nghề, ngôn ngữ và hoàn thành nhận chứng chỉ, bằng cao đẳng hệ đào tạo từ xa… Lao động sẽ được cử đi làm việc tại nước ngoài, khi trở về được giới thiệu việc làm, định hướng khởi nghiệp…
Cụ thể, động viên những người lao động quay trở lại thị trường lao động tại các nơi mà người lao động đã ký kết; phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn để cung ứng nguồn lao động, dịch chuyển nguồn lao động nơi có nhu cầu lớn để làm việc, ổn định cuộc sống.
Đối với lao động không có nhu cầu quay trở lại nơi cũ, Thanh Hóa sẽ có giải pháp đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ vay vốn đối với người lao động có nhu cầu giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, kết nối cung cầu lao động để người lao động đến với người sử dụng lao động...
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48