Ký kết hợp tác hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Dự Lễ ký kết có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH; Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel; các Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH: Doãn Mậu Diệp, Lê Quân cùng lãnh đạo các cục, vụ, viện và Văn phòng Bộ. Tham dự còn có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng và đại diện Văn phòng Chính phủ; các Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel...
Đại diện Bộ Lao động - TBXh tại lễ ký kếtTheo Biên bản thỏa thuận hợp tác, hai bên nhất trí phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động quản lý, điều hành lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Đồng thời, ứng dụng CNTT, viễn thông để tạo môi trường tương tác hiệu quả giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước với người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội dễ dàng tiếp cận thông tin và ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Đại diện Tập đoàn Viettel tham dự lễ ký kếtTập đoàn Viễn thông Quân đội sẽ tư vấn, cung cấp cho Bộ Lao động - TBXH các giải pháp CNTT và các sản phẩm dịch vụ viễn thông tốt nhất nhằm xây dựng và hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử, hiện đại hóa môi trường làm việc và phục vụ cải cách hành chính cho Bộ Lao động - TBXH cũng như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về CNTT. Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ việc ứng dụng trong chỉ đạo, điều hành, hiện đại hóa môi trường làm việc và phục vụ cải cách hành chính, ứng dụng trong lĩnh vực lao động, người có công, an sinh xã hội.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cam kết sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của NgànhViettel sẽ bảo đảm hạ tầng CNTT, viễn thông, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ và phối hợp đảm bảo hạ tầng đường truyền, trung tâm dữ liệu, giao ban trực tuyến và triển khai các chính sách ưu đãi tốt nhất để tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, đặc biệt là người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội dễ dàng tiếp cận các thông tin, ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến. Đảm bảo an toàn – an ninh thông tin, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ các giải pháp đảm bảo an toàn – an ninh thông tin cho hạ tầng CNTT, các ứng dụng CNTT và dữ liệu của Bộ, ngành.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel phát biểu ý kiếnPhát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Lao động - TBXH Đào Ngọc Dung cho rằng: Chính phủ điện tử đã xác định CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới, là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba đột phát chiến lược, bao gồm việc triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao, trong nhiều lĩnh vực. Đối với lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, thời gian qua, Bộ Lao động - TBXH đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về ứng dụng CNTT trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề, đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội; ban hành các kế hoạch, văn bản để tổ chức triển khai ứng dụng CNTT, bước đầu đã đạt được một số kết quả, qua đó góp phần từng bước phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, cải cách hành chính và ứng dụng CNTT của Bộ, ngành còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT đối với Bộ và ngành lao động, thương binh, xã hội là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng phát biểu đánh giá cao sự hợp tác giữa 2 bên Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ: Trong thời gian tới, Bộ Lao động - TBXH xác định đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo - điều hành, gắn kết chặt chẽ với công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn ngành. Với mục tiêu ứng dụng CNTT trên các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành lĩnh vực lao động người có công và xã hội từ trung ương đến địa phương, cung cấp tối đa các dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, phục vụ người dân và doanh nghiệp, qua đó nâng cao chỉ số xếp hạng cải cách hành chính và ứng dụng CNTT của Bộ, ngành. Bộ Lao động - TBXH xác định, trong năm 2018, ứng dụng CNTT là một trong các khâu đột phá của ngành. Do đó, Bộ sẽ quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, hiện đại hóa môi trường làm việc, giảm thiểu văn bản giấy và ứng dụng CNTT trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp.
Lãnh đạo 2 đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tácTheo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đối tượng quản lý và phục vụ của ngành là người dân, trong đó nhiều đối tượng là hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật. Chính vì vậy, Viettel cần nghiên cứu để có các chính sách ưu đãi tốt nhất, phát triển các ứng dụng, tiện ích để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, đặc biệt là các đối tượng yếu thế dễ dàng tiếp cận các thông tin, ứng dụng CNTT và dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ Bộ Lao động - TBXH trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử và định hình bài toán tổng thể ứng dụng CNTT trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Hai bên tặng biểu tượng và hoa chúc mừng lễ ký kếtTrên cơ sở các nội dung của thỏa thuận hợp tác, hai bên bố trí nguồn lực, giao đơn vị làm đầu mối phối hợp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT và viễn thông trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Định kỳ 6 tháng/lần hai bên tổ chức họp đánh giá kết quả triển khai, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Chí Tâm