Lai Châu: Nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
(LĐXH)-Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có đường biên giới dài 256,165 km; diện tích tự nhiên 9.068 km2; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Tỉnh có 07 huyện, 01 thành phố (trong đó có 04 huyện biên giới, 04 huyện nghèo); 106 xã, phường, thị trấn, trong đó có 23 xã biên giới. Dân số năm 2020 của tỉnh 470.341 người, trong đó thành thị có 82.845 người, chiếm 17,61%, nông thôn có 387.496 người, chiếm 82,39% và dân số nữ là 231.867 người chiếm 49,30%.
Năm 2020, lực lượng lao động của tỉnh từ 15 tuổi trở lên là 289.091 người, chiếm 61,2% dân số. Cơ cấu lao động trong tỉnh giai đoạn vừa qua có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm -thủy- sản giảm từ 75,6% năm 2016 xuống còn 69,5% năm 2020; tỷ lệ lao động trong khu công nghiệp và xây dựng tăng từ 9,13% năm 2016 lên 11,6% năm 2020; tỷ lệ lao động trong khu dịch vụ tăng từ 15,27% năm 2016 lên 18,9% năm 2020. Tỷ lệ lao động tham gia hoạt động kinh tế 92,9% tổng số người trong độ tuổi lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 50,7%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị chiếm 2,7%. Công tác giải quyết việc làm cho lao động hàng năm đều tăng và vượt kế hoạch. Kết quả này đã góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người dân và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lai Châu, góp phần quan trọng trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh phải kể đến việc thực hiện tốt cho vay tín dụng chính sách, trong đó có cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Văn bản 8055/NHCS-TDSV ngày 30/10/2019 của Tổng Giám đốc NHCSXH về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và một số văn bản trả lời vướng mắc về nghiệp vụ có liên quan…
Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thành phố đã thực hiện triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; các văn bản, chính sách được công khai đến 106/106 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
Căn cứ nguồn vốn được giao hàng năm, Chi nhánh đã chủ động tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đến các huyện, UBND các huyện phân bổ nguồn vốn đến các xã, các xã phân bổ nguồn vốn đến các thôn bản, tổ dân phố theo quy định. Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp áp dụng đối với các dự án vay vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các dự án vay vốn của hộ gia đình bằng nguồn vốn do Tổng Liên đoàn lao động, Liên minh các Hợp tác xã. Và cho vay ủy thác áp dụng đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình bằng nguồn vốn của UBND cấp tỉnh quản lý và 04 tổ chức Hội, đoàn thể đang nhận ủy thác với NHCSXH (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên).
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, xác định trách nhiệm của các bên và đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo mục tiêu của chương trình theo quy định.
Ngày càng nhiều lao động tỉnh Lai Châu đã được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm
Tính đến ngày 30/6/2021, nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm của tỉnh Lai Châu đạt 243.901 triệu đồng, trong đó nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm (nguồn TW) là 59.699 triệu đồng; Nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua NHCSXH là 91.220 triệu đồng; Nguồn vốn NHCSXH huy động là 92.982 triệu đồng.
Cụ thể, doanh số cho vay Quỹ quốc gia về việc làm trong giai đoạn 2016-2021 là: 133.472 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/6/2021 là 59.279 triệu đồng. Tổng số dự án cho vay giai đoạn này là 3.064 dự án. Trong đó, tổng số dự án của người lao động là 3.063 dự án, bao gồm dự án của người khuyết tật: 04 dự án, dự án của người dân tộc thiểu số: 2.145 dự án. Và tổng số dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh là 01 dự án. Qua đó, số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 3.069 lao động, trong đó: lao động nữ: 1.708 người, lao động là người khuyết tật: 04 người, lao động là người dân tộc thiểu số: 2.145 người.
Doanh số cho vay từ nguồn vốn do Ngân hàng chính sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng chính sách xã hội trong giai đoạn 2016-2021 là 120.813 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/6/2021 là 91.175 triệu đồng . Tổng số dự án cho vay là 2.538 dự án. Trong đó, tổng số dự án của người lao động: 2.538 dự án (bao gồm dự án của người dân tộc thiểu số: 715 dự án). Qua đó, số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: 2.432 lao động, trong đó: lao động nữ: 715 người, lao động là người dân tộc thiểu số: 715 người.
Doanh số cho vay nguồn vốn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2016-2021 là 120.675 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/6/2021 là 92.878 triệu đồng. Tổng số dự án cho vay là 2.425 dự án. Trong đó: Tổng số dự án của người lao động là 2.425 dự án (bao gồm dự án của người dân tộc thiểu số: 1.100 dự án). Qua đó, số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: 2.432 lao động, trong đó: lao động nữ: 1.450 người, lao động là người dân tộc thiểu số: 1.100 người.
Tính chung trong giai đoạn 2016-2021, tổng số dư nợ đạt 243.332 triệu đồng, đã cho vay 8.027 dự án, trong đó dự án người khuyết tật 04 (chiếm 0,04%); dự án của người dân tộc thiểu số 3.960 (chiếm 49%), góp phần tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 7.933 lao động, trong đó: lao động nữ 3.873 người chiếm 48,8%; lao động là người dân tộc thiểu số 3.960, chiếm 49,9%. Các dự án cho vay tập trung chủ yếu là giải quyết cho người lao động là dân tộc thiểu số, cho vay phục vụ kinh tế trong nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Có thể nói, chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tham gia của các ngành, các hội đoàn thể nhận ủy thác vốn vay trong việc chủ động lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác tại địa phương (chương trình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững...). Từ đó, các mô hình kinh tế hiệu quả được hình thành, góp phần duy trì và tạo việc làm mới, tăng thời gian lao động của lao động nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chủ dự án. Mặt khác công tác quản lý nguồn vốn có hiệu quả, giải ngân nhanh, vốn tồn đọng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và quay vòng vốn nhanh đã giúp tạo hiệu quả tốt cho kinh tế xã hội tại địa phương. Tỉnh Lai Châu mong muốn trong giai đoạn 2021 - 2025, Cục Việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hằng năm trích chuyển ngân sách tỉnh bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn tỉnh mỗi năm tối thiểu 30 tỷ đồng./.
Mỹ Hạnh
Từ khóa:
-
Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Phần Lan
13-01-2025 16:33 35
-
Kiếm hàng nghìn USD nhờ bán video cho các công ty AI
13-01-2025 13:46 14
-
Ký kết hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề giữa Việt Nam và Phần Lan
13-01-2025 12:56 46
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
03-01-2025 15:24 00
-
Phân tích các biến số vĩ mô và vi mô, chỉ ra cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời gian tới
12-12-2024 18:13 43
-
TP.HCM tăng cường kết nối cung – cầu giải quyết việc làm cho người lao động
31-12-2024 11:23 09