Lao động ngành may Việt Nam: Thu nhập không đủ trang trải nhu cầu cơ bản, cuộc sống bấp bênh
(LĐXH) Chiều 11/4, Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) phối hợp với Fai Wear Foundation tổ chức hội thảo “Thực trạng thu nhập của lao động trong ngành may mặc tại Việt Nam và giải pháp hướng tới lương đủ sống.”
Hội thảo là cơ hội để các bên liên quan như doanh nghiệp, nhãn hàng, tổ chức công đoàn, đại diện các hiệp hội, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách cùng thảo luận về thực trạng trả lương trong ngành dệt may tại Việt Nam, những rào cản của việc trả lương đảm bảo nhu cầu sống cơ bản của người lao động và đưa ra các giải pháp.
Bà Phạm Thu Lan - Viện Phó Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, báo cáo nghiên cứu "Tiền lương không đủ sống và hệ lụy" được thực hiện tại 6 doanh nghiệp may thuộc các vùng lương ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Kết quả khảo sát được thực hiện qua phỏng vấn với mẫu nhỏ, với 157 người gồm công nhân, quản lý, chuyên gia, cán bộ Nhà nước. Dù chưa thể hiện bức tranh toàn ngành may nhưng qua đó nhiều đánh giá có giá trị nhất định đối với người sử dụng lao động, các nhà quản lý và người lao động.
Bà Phạm Thu Lan- Viện phó Viện Công nhân và Công đoàn
tại buổi công bố báo cáo nghiên cứu "Tiền lương không đủ sống và hệ lụy"
Cụ thể, theo kết quả của nghiên cứu này, nếu tính cả tiền lương làm thêm giờ, vẫn có 52% công nhân may ở Việt Nam đang được trả mức lương dưới mức của Liên minh Lương đủ sống toàn cầu.Kết quả nghiên cứu khảo sát của Oxfam và nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nhân và Công Đoàn về “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của công nhân ngành dệt may cho thấy, có tới 69% công nhân cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình, 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương, 37% luôn ở trong tình trạng vay nợ bạn bè và 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng.
Đặc biệt, có 23% công nhân đang sống trong các điều kiện nhà ở tạm bợ và 44% cho biết đang sử dụng nước giếng và nước mưa.
Theo CDI, lương cơ bản của công nhân may đạt khoảng 5,1 triệu đồng, chiếm tới 64% tổng thu nhập, đây là khoản chắc chắn mà người lao động được nhận hàng tháng. Các khoản phụ cấp, lương tăng ca, thưởng khác chiếm đến 36% tổng thu nhập. Đây là khoản có thể bị trừ hoặc không nhận được vào những giai đoạn ít việc. Qua đó cho thấy cuộc sống của người công nhân may mặc rất bấp bênh.
Hơn nữa, nếu tính mức chênh lệch giữa thu – chi trong tháng, có tới 80% lao động ngành may có thu nhập thực tế dưới 5 triệu/tháng; trong đó có hơn 10% có mức chi lớn hơn mức thu.
Đặc biệt, có 23% công nhân đang sống trong các điều kiện nhà ở tạm bợ và 44% cho biết đang sử dụng nước giếng và nước mưa.
Theo CDI, lương cơ bản của công nhân may đạt khoảng 5,1 triệu đồng, chiếm tới 64% tổng thu nhập, đây là khoản chắc chắn mà người lao động được nhận hàng tháng. Các khoản phụ cấp, lương tăng ca, thưởng khác chiếm đến 36% tổng thu nhập. Đây là khoản có thể bị trừ hoặc không nhận được vào những giai đoạn ít việc. Qua đó cho thấy cuộc sống của người công nhân may mặc rất bấp bênh.
Hơn nữa, nếu tính mức chênh lệch giữa thu – chi trong tháng, có tới 80% lao động ngành may có thu nhập thực tế dưới 5 triệu/tháng; trong đó có hơn 10% có mức chi lớn hơn mức thu.
Vẫn theo báo cáo, vì lương không đủ sống, nhiều công nhân bày tỏ họ cảm thấy tự ti trong cuộc sống và cho biết cuộc sống của họ chỉ bó hẹp trong công việc với mong đợi kiếm thêm thu nhập. Họ phải hy sinh mọi nhu cầu, mong muốn và ước mơ khác để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt tối thiểu hằng ngày như ăn uống, nhà ở, điện nước.
Nhiều công nhân có kế hoạch và ước mơ cho tương lai, nhưng không nhìn thấy công việc hiện tại có thể giúp họ đạt được ước mơ như thế nào. “Làm đâu tiêu đấy” là thực tiễn phổ biến đối với những công nhân này.
Lương không đủ sống kéo theo nhiều vấn đề bủa vây. Tiền thuê nhà chưa trả hoặc trả một nửa, nợ một nửa. Ngay cả khi bị ốm, công nhân cũng không dám nghỉ ngơi. Họ cố gắng chi tiêu ở mức dè sẻn, tối thiểu. Khi ngã bệnh, họ chỉ có cách vay mượn để trang trải các chi phí điều trị. Họ mua và mặc loại quần áo rất rẻ và kém chất lượng. Họ không có tiền dư để phòng khi gia đình gặp khủng hoảng hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
Công nhân cho biết, họ không mấy khi đi chơi hoặc chi tiêu cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Họ thậm chí ít về thăm gia đình hoặc về quê thăm người thân vì các chi phí liên quan đến tàu xe, đi lại. Nhiều người còn phải vay mượn từ bạn bè trong chuyền hay những CN khác ở cùng khu nhà trọ để mua xe đi làm, chi phí khám-chữa bệnh và thuốc men, trả chi phí học hành cho con cái.
Theo báo cáo, để khắc phục khó khăn về tài chính, công nhân nghĩ ra cách để có tiền trang trải cho các chi phí đột xuất bằng cách tham gia chơi hụi. Mặc dù chơi hụi không khiến công nhân nợ nần, nhưng điều này cho thấy sự mong manh về khả năng tài chính của họ.
Bà Kim Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành CDI cho rằng, do thu nhập thấp, những nhu cầu cơ bản của người lao động như ăn uống có dinh dưỡng, đảm bảo về sức khỏe, được ở gần gia đình, có tiền mua thuốc khi ốm đau..., cũng là những thứ xa vời. Người lao động chỉ còn cách là giảm chi tiêu tới mức tối đa và làm tăng ca khiến sức khỏe giảm sút.
Lương thấp dẫn tới sự phụ thuộc vào làm thêm giờ và thưởng, phụ cấp mà những cơ chế có thể dẫn tới các hệ lụy khác như giảm năng suất, tỷ lệ tại nạn lao động, phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối và cả những hệ lụy về mối quan hệ gia đình, giáo dục con cái, chăm sóc sức khỏe lâu dài..., bà Hà chia sẻ
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, đại diện từ các tiêu chuẩn quốc tế về hàng may mặc, đại diện các nhãn hàng đã chia sẻ những sáng kiến từ chuỗi các nhãn hàng xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong việc trả mức lương tốt hơn cho người lao động; trong đó có sự chung tay của nhãn hàng và doanh nghiệp.
Tại hội thảo, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, ngành dệt may là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đứng thứ 2 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, người lao động trong ngành dệt may có mức thu nhập thấp nhất và phải đối mặt với cuộc sống vô cùng khó khăn. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đình công trong ngành dệt may cao nhất cả nước. Năm 2018, có tới 84 cuộc đình công trong ngành dệt may, chiếm tỷ lệ 39,25%.
Lương thấp dẫn tới sự phụ thuộc vào làm thêm giờ và thưởng, phụ cấp mà những cơ chế có thể dẫn tới các hệ lụy khác như giảm năng suất, tỷ lệ tại nạn lao động, phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối và cả những hệ lụy về mối quan hệ gia đình, giáo dục con cái, chăm sóc sức khỏe lâu dài..., bà Hà chia sẻ
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, đại diện từ các tiêu chuẩn quốc tế về hàng may mặc, đại diện các nhãn hàng đã chia sẻ những sáng kiến từ chuỗi các nhãn hàng xuất khẩu vào thị trường châu Âu trong việc trả mức lương tốt hơn cho người lao động; trong đó có sự chung tay của nhãn hàng và doanh nghiệp.
Tại hội thảo, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, ngành dệt may là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đứng thứ 2 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, người lao động trong ngành dệt may có mức thu nhập thấp nhất và phải đối mặt với cuộc sống vô cùng khó khăn. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đình công trong ngành dệt may cao nhất cả nước. Năm 2018, có tới 84 cuộc đình công trong ngành dệt may, chiếm tỷ lệ 39,25%.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng là các nhãn hàng chưa có trách nhiệm với vấn đề này, chi phí lao động không được đưa vào trong quá trình đàm phán về giá.
Đại diện của CDI khuyến nghị Chính phủ cần xác định mức lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động; công đoàn cần nâng cao năng lực thương lượng về tiền lương với người sử dụng lao động; doanh nghiệp cần đưa yếu tố lương đủ sống của người lao động vào đàm phán đơn giá với các nhãn hàng; các nhãn hàng cần tôn trọng giá trị sức lao động của người lao động...
Còn đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất một số giải pháp như: tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác nhà nước về tiền lương; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khách hàng, nhãn hàng quốc tế đảm bảo quyền cơ bản của người lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn; tăng cường đối thoại, thương lượng về tiền lương.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên thế giới vẫn ở mức cao
22-01-2025 09:07 12
-
Thưởng Tết và lương tháng 13 có được miễn thuế TNCN?
21-01-2025 14:54 48
-
Nhịp sống Hà Nội trong đêm giá rét 10 độ C
16-01-2025 15:55 18
-
Kiếm hàng nghìn USD nhờ bán video cho các công ty AI
13-01-2025 13:46 14
-
Ký kết hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề giữa Việt Nam và Phần Lan
13-01-2025 12:56 46
-
Sơn La: Hơn 22 nghìn lao động được giải quyết việc làm
13-01-2025 12:22 20
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31