Mô hình đào tạo 9+ là hướng mở cho học sinh thủ đô
(LĐXH)- Từ năm 2020, học sinh học sinh tốt nghiệp lớp 9 có quyền đăng ký thẳng hệ đào tạo cao đẳng (CĐ) thay vì phải học qua trình độ trung cấp. Đây được xem là xu hướng phân luồng, đang được xã hội quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay.
Luật Giáo dục sửa đổi (có hiệu lực từ 1/7/2020) có những tác động đến công tác tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp. Điểm mới đáng chú ý là học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể đăng ký học hệ CĐ chính quy. Tổng thời gian học là 4 năm, bao gồm các môn học văn hóa.
Theo ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, từ năm 2019 trở về trước, nhà trường rất ít thu hút đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS, bởi việc bảo đảm đào tạo chất lượng cao. Từ năm nay, khi Luật cho phép đào tạo nghề và dạy văn hóa, trường xây dựng chiến lược đào tạo, cam kết về chất lượng chương trình học tập văn hóa, trong đó có đào tạo những hạt nhân điển hình.Mô hình 9+ đang thu hút đông đảo học sinh tốt nghiệp THCS
Các học sinh tốt nghiệp lớp 9 đăng ký học hệ CĐ nghề trong 2 năm đầu được miễn học phí học nghề và chỉ phải trả học phí học văn hóa theo quy định chung của địa phương. Mức học phí khoảng 200.000 đồng/tháng, một năm học 10 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo văn hóa, kinh phí nhà nước không còn cấp bù, nhà trường sẽ thu học phí học nghề là 940.000 đồng/tháng, cam kết không thay đổi học phí trong khóa học…
Chia sẻ về chương trình 9+, đại diện trường Cao đẳng Công thương Hà Nội cho biết đã tổ chức thực hiện việc tuyển sinh và phối hợp đào tạo hệ hai văn bằng (mô hình 9+) cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS.
Là một trong những trường tiên phong đón đầu chương trình 9+, trường Cao đẳng Công Thương Hà Nội đã tổ chức thực hiện việc tuyển sinh và phối hợp đào tạo hệ hai văn bằng (chương trình 9+) cho đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Năm nay, trường tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS hệ song bằng (vừa có bằng tốt nghiệp THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp vừa có bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy do Nhà trước cấp sau 4 năm học), phù hợp chủ trương phân luồng học sinh.
Với loại hình đào tạo này, nhà trường đào tạo kiến thức văn hóa đầy đủ và trong đó xác định có những môn học trọng tâm: Giáo dục Công dân, Tin học ứng dụng, Ngoại ngữ. Như vậy, đối tượng tốt nghiệp THCS vừa được học văn hóa, vừa được học nghề.
Con đường ngắn và phù hợp
Trên thực tế thời gian qua, một số trường trung cấp, CĐ của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang thí điểm tuyển sinh và đào tạo học sinh hoàn thành bậc THCS- thường được gọi là mô hình 9+. Đây được xem như một giải pháp đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau bậc THCS, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho cả người học cũng như xã hội; mở ra thêm con đường lập thân, lập nghiệp cho giới trẻ, đó là mục tiêu mà Chương trình 9+ hướng đến.
Đối với học sinh, mô hình 9+ là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Thay vì mất thêm 3 năm theo học PTTH, ngay từ khi học xong lớp 9, HS học hệ trung cấp, CĐ và sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên CĐ, ĐH sau này.(ảnh minh họa)
Theo phân tích từ các chuyên gia, trong một xã hội thừa lao động nhưng vẫn thiếu thợ lành nghề đã đến mức báo động, việc lựa chọn được sớm hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp chính là tạo ra lợi thế cho người học.
Nhiều phụ huynh được hỏi chia sẻ, mô hình đào tạo này khá hay và phù hợp với con em mình. Chương trình 9+ giúp các em học sinh được tiếp xúc với thực tế, khiến các cháu hứng thú hơn và tự học tập. Ngay sau khi hoàn thành chương trình, phía nhà trường đưa đến các doanh nghiệp đã đặt hàng để làm việc ngay.
So với các em có học lực trung bình, đây là một mô hình phù hợp. Ngược lại, với nhiều em học đại học và ra trường vẫn có khả năng bị thất nghiệp, thực tế là phải đi học nghề từ đầu, gây lãng phí cả kinh tế của gia đình cũng như công sức của các em.
Trong khi đó, về phía nhà tuyển dụng, trong quá trình phỏng vấn, lựa chọn hồ sơ ứng viên, các công ty thường lưu ý đến hồ sơ của lao động đã từng học nghề. Thứ nhất, đây là lực lượng có kinh nghiệm thực tế trong công việc, không đòi hỏi quá cao về mức lương. Thứ hai, đây là những lao động chịu được áp lực công việc, có kỹ năng xử lý tình huống tốt và năng lực thích nghi cao./.
Hồng Minh
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00