Nam Định phát triển đồng bộ thị trường lao động
LĐXH)- Nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ngày 24/12/2021, UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030.
Theo đó, tỉnh Nam Định xác định xây dựng và phát triển thị trường lao động theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững với nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, có năng suất lao động và tính cạnh tranh là một trong những mục tiêu ưu tiên, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành. Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về mục tiêu cụ thể, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 51% và đạt 56% vào năm 2030; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% và 90% vào năm 2030. Giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo xuống dưới 8%. Phấn đấu đạt tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt 45% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030…
Nam Định phất đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 51%
Cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trước khi đi làm cho sinh viên mới tốt nghiệp; các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho lao động trong quá trình làm việc phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia để người lao động được đánh giá và công nhận, phản ánh đúng năng lực làm việc thực tế. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ số. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho các nhóm lao động đặc thù.
Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp tham gia vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Tỉnh sẽ hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động. Trong đó có việc xây dựng quy trình, phương pháp thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thị trường lao động; thực hiện các giải pháp số hóa, cập nhật thông tin dữ liệu về người lao động; lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung toàn tỉnh, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.
Tranh thủ các nguồn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ thu thập, lưu trữ số liệu, phân tích và dự báo về cung - cầu lao động phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường lao động. Triển khai các giải pháp kết nối, truyền tải, chia sẻ dữ liệu về lao động, việc làm với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương; hoàn thiện cổng thông tin điện tử về lao động, việc làm của tỉnh, đảm bảo kịp thời cung cấp các thông tin thiết yếu đến với người dân.
Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới trong hoạt động giao dịch việc làm (phần mềm, bộ tiêu chí, tiêu chuẩn…) đáp ứng yêu cầu quản lý chung, thống nhất hoạt động trên toàn quốc về dịch vụ việc làm. Từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện kết nối cung - cầu lao động chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.
Cùng với đó là tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống của người dân và duy trì sản xuất. Thúc đẩy vai trò và hoạt động của các tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp trong việc kết nối, chia sẻ thông tin của người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động…
Để đạt được mục tiêu đề ra, Nam Định cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động. Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển thị trường lao động, việc làm và thu nhập theo hướng so sánh, đánh giá về phát triển thị trường lao động, khả năng tạo việc làm, thu nhập với các tỉnh.
Lê Việt
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48