Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Hải cho biết hai sản phẩm nước ép rong biển tốt cho người tiêu dùng, sẽ được bán rộng rãi ra thị trường cả nước
Mới đây ngành đồ uống vừa khai mở một phân khúc đồ uống mới với nhãn hiệu Nước rong biển ép Kamila và Catalia. Hai sản phẩm này được sản xuất từ nguyên liệu chính là củ sâm và rong sụn.
Củ sâm Fansipan được di thực từ một loài sâm Tây Tạng, trồng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn có độ cao trên 1600m so với mực nước biển, trước đây bà con ở xã Y Tí, huyện Bát Sát, Lào Cai chỉ trồng và bán nhỏ lẻ thì nay 4 nhà (nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà quản lý) cùng liên kết nghiên cứu và chế biến thành nước ép từ củ sâm và cây rong sụn ở vùng biển miền trung. Điều này mang lại tín hiệu đáng mừng cho đầu ra của nông sản Việt.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Hải – đơn vị nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm, nguồn nguyên liệu chính tạo ra sản phẩm nước rong biển ép là từ cây rong sụn, được nuôi trồng chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung bộ Việt Nam.
“Nước rong biển ép Kamila: 24 chai/thùng, 330ml/chai. Sản phẩm là sự kết hợp tinh tế giữa tinh chất rong sụn tự nhiên và cốt trái cây bòn bon, chanh leo cùng nhân nha đam giòn dai, cho vị ngon khác lạ. Kamila nhắm tới phân khúc tiêu dùng thanh thiếu niên, nhóm những người sử dụng nhiều sản phẩm đồ uống.
Nước rong biển ép Catalia: 24 chai/ thùng, 330ml/chai. Sản phẩm là sự kết hợp giữa tinh chất rong sụn tự nhiên và tinh chất củ sâm Fansipan (Hoangsinco, được nuôi trồng chủ yếu tại xã Ý Tý và xã Ngải Thầu huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai). Catalia nhắm tới phân khúc khách hàng người lớn tuổi, phân khúc tuy không sử dụng nhiều sản phẩm đồ uống nhưng gần như đang bị thị trường bỏ ngỏ” – Ông Thành chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Hải cho biết hai sản phẩm nước ép rong biển tốt cho người tiêu dùng, sẽ được bán rộng rãi ra thị trường cả nước.
Dây chuyền sản xuất hai sản phẩm được đóng tại TP.Hải Dương với công suất 24.000 sản phẩm/h.
Được biết, để sản xuất ra được 2 sản phẩm trên, từ năm 2016 Công ty TNHH Long Hải đã tập trung nghiên cứu thị trường, thử nghiệm, lắp đặt thiết bị chế biến sản phẩm cũng như tìm kiếm vùng nguyên liệu.
“Chúng tôi đã đầu tư 10 triệu USD xây dựng một nhà máy hoàn toàn mới với dây chuyển khép kín, hiện đại bậc nhất Việt Nam, công suất 24.000 chai/giờ. Doanh nghiệp cũng đã ký kết bao tiêu sản phẩm với bà con xã Y Tý, huyện Bát Sát, Lào Cai với giá cao hơn thị trường 10% và ứng trước cho bà con 10% chi phí phân bón, giống vốn đầu tư cho mô hình canh tác hữu cơ, đảm bảo yêu cầu nguyên liệu đầu vào sạch, cung cấp cho dây chuyền sản xuất nước ép đóng chai” – Ông Thành chia sẻ thêm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai cho rằng, mối liên kết sản xuất giữa nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý đã mang lại tín hiệu đáng mừng cho đầu ra của nông sản Việt. “Được mùa mất giá mà được giá mất mùa, đó là câu chuyện lập đi, lập lại nhiều năm nay. Chỉ khi thúc đẩy ngành chế biến nông sản phát triển, lúc đó bài toán nông sản mới được tháo gỡ” – Ông Tuấn nhấn mạnh.
Thảo Nhi
-
Nhìn lại một năm 'khó quên' của giá vàng
30-12-2024 13:03 15
-
Tài sản của 6 tỷ phú Việt Nam tăng giảm thế nào năm 2024?
30-12-2024 12:37 30
-
Những mẫu xe đáng chú ý ra mắt năm 2025
30-12-2024 08:29 06
-
Giá đỗ chứa chất cấm có thể gây hàng loạt nguy hiểm
28-12-2024 08:49 46
-
TingTong - Doanh nghiệp tiên phong xây dựng không gian sống tiện ích cho mọi người
27-12-2024 22:31 13
-
Vụ giá đỗ ngâm hóa chất cấm, Bách Hóa Xanh có trách nhiệm gì?
27-12-2024 16:23 43