Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn tỉnh Nghệ An
(LĐXH)- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Nghệ An đã xác định triển khai hiệu quả Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn chính là giải pháp quan trọng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Nghệ An đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm từ 1-1,5%/năm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là trên 3%/năm. Kết quả, năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2021 là 2,61%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số bình quân hằng năm là 4,72%. Ước tính đến năm 2025, toàn tỉnh còn 28.963 hộ nghèo, tỷ lệ 3,13%. Để có được kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó thuộc Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và việc làm bền vững trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Ông Đoàn Hồng Vũ, Giám đốc Sở Lao động – TBXH Nghệ An cho biết: Cùng với việc triển khai đồng bộ các dự án/tiểu dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Nghệ An còn quan tâm triển khai thực hiện Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn để hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã; đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Chính vì vậy, tỉnh đã tập trung đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung xây dựng các mô hình đào tạo kết nối doanh nghiệp; thí điểm xây dựng mô hình bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đào tạo hoặc đào tạo lại cho người lao động; điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo yêu cầu về kỹ năng nghề trong tương lai; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.
Thực hiện Tiểu dự án này, Nghệ An đã tổ chức đào tạo nghề cho gần 3.600 lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Thực hiện Tiểu dự án này, trong năm 2024, ngân sách Trung ương giao cho tỉnh trên 77,4 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển gần 34,4 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 43 tỷ đồng). Kết quả trong 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư phát triển đã giải ngân gần 4 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Lao động – TBXH Nghệ An, từ nguồn vốn được giao, tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho gần 3.600 lao động; mua sắm thiết bị đào tạo; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với có 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng 56.000 bộ chuẩn về giáo dục nghề nghiệp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hơn 2.700 cán bộ nhà giáo; tư vấn hỗ trợ đào tạo nghề và các hoạt động khác cho 50.000 lượt người.
Giám đốc Sở Lao động – TBXH Đoàn Hồng Vũ đánh giá: Qua hơn 03 năm thực hiện Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là ở địa bàn các huyện vùng nghèo, vùng khó khăn như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ và Thanh Chương đạt được những kết quả tích cực, giúp người lao động có kiến thức, kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định, chủ động vươn lên thoát nghèo. Trong đó, nhiều học viên sau khi tham gia học nghề đã biết áp dụng kiến thức vào thực tế, đầu tư cho các mô hình kinh tế như mây tre đan, mở trang trại giống, mở nhà hàng ăn uống…
Tuy nhiên, hạn chế trong việc thực hiện Tiểu dự án này ở Nghệ An là chỉ hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Trong khi đó, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo phần lớn là người không có khả năng lao động hoặc quá độ tuổi lao động, còn đối tượng người lao động có thu nhập thấp chưa thực hiện được vì chưa có văn bản hướng dẫn xác định người lao động có thu nhập theo Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian tới, Sở Lao động - TBXH Nghệ An sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ, lồng ghép các nguồn lực để tổ chức đào tạo nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng cho hộ nghèo. Đồng thời, kêu gọi xã hội hóa nhằm đầu tư thiết bị dạy học cho các cơ sở đào tạo nghề; phối hợp các ngành liên quan xây dựng chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm để người dân yên tâm duy trì nghề ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chí Tâm
Từ khóa:
vùng khó khăn
-
Huyện Nam Trực (Nam Định) đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
13-12-2024 09:34 35
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
25-12-2024 06:53 12
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
17-12-2024 20:08 04
-
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
16-12-2024 15:23 57
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37