Quảng Nam: Nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
(LĐXH) - Hơn 10 năm thực hiện Đề án 1956 về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Quảng Nam đã phát huy hiệu quả thiết thực, đã có trên 54 nghìn LĐNT được hỗ trợ học nghề theo đề án và cơ chế, trên 80% người học nghề xong đã có việc làm ổn định thông qua các hình thức...
Còn nhớ những năm đầu khi triển khai Đề án, Ban Chỉ đạo chọn huyện Duy Xuyên làm điểm, và lấy xã Duy Phước làm điểm triển khai các mô hình dạy nghề phi nông nghiệp, mở thí điểm các lớp đào tạo nghề gồm: May công nghiệp, Dịch vụ nhà hàng, Mộc xây dựng và trang trí nội thất… Tiếp đó, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh triển khai các mô hình dạy nghề nông nghiệp với một số nghề: Trồng lúa chất lượng cao; Vận hành và sửa chữa máy nông cụ; Trồng rau sạch; Trồng dưa; chăn nuôi gà thả vườn…
Sau khi đã có kinh nghiệm, Ban Chỉ đạo quyết định nhân rộng các mô hình ra các huyện trong tỉnh, qua tổng kết 10 năm, đã có một số mô hình dạy nghề nổi bật, mang lại hiệu quả như:
- Lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung các nhóm nghề đào tạo về chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò, nuôi gà; trồng nấm, trồng cây quả ăn quả, trồng cây cảnh; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Một số mô hình tiêu biểu:
1. Mô hình nuôi các Lóc trên bạc của ông Võ Văn Hiền ở thôn 4, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình. Lúc cao điểm, mỗi lứa thả khoảng 100.000 con cá giống. Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn… anh có một khoản thu nhập không nhỏ để trang trải chi phí trong gia đình và nuôi con ăn học.
2. Mô hình nuôi heo của bà Nguyễn Thị Hải thôn 1, xã Tiên Sơn, quy mô từ 40 - 50 con đem lại thu nhập khá.
3. Mô hình trồng thanh trà đem lại hiệu quả kinh tế cao của hộ ông Nguyễn Kinh Bằng, thôn 3, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước: xây dựng vườn thanh trà 60 gốc, đem lại thu nhập 50 triệu đồng/năm; hộ ông Phạm Văn Song, thôn 2, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước: sau khi học nghề, đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chăm sóc vườn thanh trà cho thu nhập 60 triệu đồng/năm.
4. Mô hình đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh: nghề Trồng rau sạch ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My với 35 học viên, sau khi học nghề đã biết cách trồng, chăm sóc rau theo hướng an toàn để cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng trên địa bàn. Mô hình trồng lúa năng suất cao ở đây cũng đạt hiệu quả và được người dân địa phương hưởng ứng nhân rộng.
- Lĩnh vực phi nông nghiệp: Nhiều mô hình đào tạo nhằm chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo gắn với doanh nghiệp thực hiện tốt giải quyết việc làm sau đào tạo như:
1. Mô hình đào tạo nghề May công nghiệp theo địa chỉ ở các xã Tam Thái, Tam Đàn, huyện Phú Ninh, qua đó đã đào tạo gắn với việc làm cho 172 lao động là phụ nữ nông thôn, lao động bị thu hồi đất, có mức thu nhập trên 2,5 triệu đồng/tháng, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 90%;
2. Mô hình đào tạo nghề Sản xuất hàng mây tre đan ở xã Quế Xuân 2, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn với 70 học viên, sau khi tốt nghiệp đã có 61 lao động được cơ sở sản xuất nhận vào làm việc (đạt 87%), với mức thu nhập ổn định từ 02 0 đến 04 triệu đồng/tháng;
3. Mô hình dạy nghề Kỹ thuật chế biến món ăn ở các phường Cẩm Châu, Cẩm Thanh, thành phố Hội An với tổng số học viên tham gia học nghề là 170 người, trong đó 136 người có việc làm ổn định đạt tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề hơn 80%. Bên cạnh đó, nhiều lao động sau khi học nghề đã thành lập các Tổ, nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ xã hội rất thành công, nhiều Tổ dịch vụ đã vươn ra làm dịch vụ ở các huyện lân cận. Thu nhập của lao động tăng nhiều so với trước khi học nghề và ổn định với mức lương 4 triệu đồng/tháng.
- Bên cạnh đó, Quảng Nam chú trọng vận dụng linh hoạt một số cơ chế thực hiện công tác đào tạo gắn với khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, tạo cơ hội để bà con có thu nhập ổn định từ những sản phẩm này. Điển hình là làng nghề phở sắn ở Đông Phú, Quế Sơn; Trồng rau sạch gắn với làng rau Trà Quế ở Cẩm Hà, Hội An, Nghề Dệt chiếu cói gắn với nghề làm chiếu ở Bàn Thạch, Duy Xuyên...
Có thể nói, những mô hình trên đã góp phần tích cực trong việc tăng thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng thành công nông thôn mới. Đặc biệt, nhiều làng nghề truyền thống ở địa phương đã được khôi phục và phát triển, như: làng nghề phở sắn ở Đông Phú (Quế Sơn), rau Trà Quế ở Cẩm Hà (Hội An), chiếu cói Bàn Thạch (Duy Xuyên) và điều quan trọng hơn cả là nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã được thực hiện có hiệu quả…/.
Nguyễn Hữu Bắc
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48