Quảng Ninh: Một năm vượt khó, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
(LĐXH) Năm 2021, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid 19, ngành Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác của Ngành, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trên tất cả các lĩnh vực được giao.
Theo báo cáo của Sở LĐTBXH, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh ước đạt 85,5%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt tỷ lệ 46% (đạt 100% so với kế hoạch năm). Số lao động được tạo việc làm tăng thêm ước đạt 14.000 người, trong đó khoảng 350 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Tính đến ngày 23/11/2021: tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là 261.557 người (chiếm 40,6% lực lượng lao động); trong đó, BHXH bắt buộc 243.075 người; BHXH tự nguyện: 18.502 người. Số người tham gia BH thất nghiệp là 231.819 người; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 645.000 người.
Kết quả đến 20/11/2021 (theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020): Số hộ nghèo: 404 hộ, chiếm tỉ lệ 0,11% tổng số hộ dân; giảm 0,12% so với kết quả điều tra cuối năm 2020, tương đương năm 2021 giảm 429 hộ nghèo. Số hộ cận nghèo: 2.514 hộ, chiếm tỉ lệ 0,68% tổng số hộ dân; giảm 0,38% so với cuối năm 2020, tương đương năm 2021 giảm 1.389 hộ cận nghèo.
Tổng số tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tính đến 22/11/2021 cho khoảng 35.705 người, ước đạt 93,96 % so với kế hoạch năm. Trong đó tuyển sinh Cao đẳng và Trung cấp: 5.930 người, ước đạt 91,23 % kế hoạch năm; Sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng: 29.958 người, ước đạt 95,1 % so với kế hoạch năm. Ước cả năm đạt 100% kế hoạch đề ra.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn Quảng Ninh học tại xưởng thực hành nghề cắt gọt kim loại
Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp đạt 100%. Tỉnh đã duy trì 100% gia đình, người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ người có công; 100% đối tượng chính sách xã hội được thụ hưởng kịp thời đầy đủ các chính sách của Nhà nước và của Tỉnh.
Các kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở Quảng Ninh và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 đạt 85,85%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt tỷ lệ 47,5%. Số lao động được tạo việc làm tăng thêm 13.200 lao động; 400 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Giảm 400 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ giảm trung bình là 0,11% (trên tỷ lệ 0,4% số hộ nghèo đầu kỳ); giảm 1.200 hộ cận nghèo, tỷ lệ giảm trung bình là 0,35%. Duy trì và nâng cao chất lượng 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp.
Phấn đấu duy trì 100% hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng (trong đó đặc biệt quan tâm đến gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học) có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư xã, phường nơi cư trú. Phấn đấu duy trì 100% xã, phường, thị trấn có đối tượng chính sách làm tốt công tác thương binh liệt sĩ.
Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH Quảng Ninh sẽ tiếp tục chỉ đạo, giám sát các phòng, đơn vị thuộc Sở, phòng Lao động TB&XH các địa phương triển khai, thực hiện, tổng hợp báo cáo, rà soát kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới; tiếp tục chủ động thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; hướng dẫn, triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Chuẩn bị nội dung đề xuất ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về Chính sách hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 - 2025; Nghị quyết hỗ trợ kinh phí nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội giai đoạn 2022- 2025.
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 4103/QĐ-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh; Đề án Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh về Nâng cao năng lực hướng dẫn và hỗ trợ quan hệ lao động; thực hiện quản lý lao động là người nước ngoài; nắm tình hình thực hiện pháp luật lao động, BHXH. Triển khai Kế hoạch hành động số 38/KH-UBND “V/v triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Xây dựng Đề án phát triển đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh gắn với Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển.
Tham mưu với UBND tỉnh tổ chức đoàn thăm, tặng quà cho người có công với cách mạng; Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022). Phối hợp tốt với các đơn vị liên quan trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho người có công với cách mạng.Thực hiện thủ tục hồ sơ xác nhận đối tượng người có công với cách mạng theo đúng hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan. Xây dựng kế hoạch vận động, ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp và tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2022.
Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia; đảm bảo 100% đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ theo quy định. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất của Trung ương và của Tỉnh; chú trọng công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi, người khuyết tật; đảm bảo 100% đối tượng đủ điều kiện được thụ hưởng chính sách kịp thời, đúng quy định. Hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ “Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội”; Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh Quảng Ninh “Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Cùng với đó, Sở sẽ xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới năm 2022, giai đoạn 2021 - 2025 và đến 2030; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE), tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ; xây dựng và nhân rộng mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, các mô hình, hoạt động về BVCSTE, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới; bồi dưỡng kiến thức về công tác trẻ em, bình đẳng giới, kỹ năng giám sát cho nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, công tác phối hợp liên ngành cho thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) và BVCSTE cấp huyện, xã; phối hợp với Ban VHXH Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện giám sát pháp luật, chính sách về phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em. Tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc nhận, bàn giao, tư vấn, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
Tham mưu, xây dựng Chương trình phòng, chống mại dâm; cai nghiện ma túy; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về năm 2022 theo chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ Lao động - TB&XH phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ người nghiện ma túy lựa chọn hình thức cai nghiện phù hợp. Triển khai có hiệu quả các mô hình hỗ trợ giảm hại trong phòng chống mại dâm tại cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ cùng các ngành, địa phương đảm bảo kịp thời tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
Tập trung bám sát chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của Thanh tra Bộ Lao động - TB&XH về công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội năm 2022. Trong đó trọng tâm là thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam; việc chấp hành pháp luật về lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội tại các công trình xây dựng và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản lộ thiên, sản xuất xi măng; chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em; việc thực hiện chính sách rà soát hộ nghèo, bảo trợ xã hội; việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại Quảng Ninh. Nghiêm túc thực hiện việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra và việc xử lý sau thanh tra theo quy định. Thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng quy định, quy trình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phát huy vai trò giám sát tại cộng đồng, đẩy mạnh công tác đối thoại, vận động, giải thích, thuyết phục công dân./.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48