Theo đó, việc triển khai thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), còn được đưa vào văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, như: Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 05/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về Quy định chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người lao động tỉnh Sóc Trăng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và du học sinh vừa học, vừa làm từ ngân sách tỉnh...
Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp nói chung và các CTMTQG nói riêng là khá đầy đủ, kịp thời, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhận. Điểm nổi bật nhất đó là về hỗ trợ tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp
Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2023, tỉnh đã sử dụng nguồn vốn Tiểu dự án 3 hỗ trợ cho Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ phát triển Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh nhằm hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bên cạnh đó, về hỗ trợ đào tạo nghề và xây dựng các mô hình đào tạo nghề, giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo. Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh ước thực hiện tuyển sinh 47.250 người (đạt tỷ lệ 154,57% so với kế hoạch), gồm: trình độ cao đẳng là 2.565 người, trung cấp là 2.793 người, sơ cấp là 28.172 người, dưới 3 tháng là 26.075 người, đào tạo thường xuyên là 9.950 người. Số học nghề tốt nghiệp được 42.567 người (đạt 90,09% so với tổng số tuyển sinh), gồm: trình độ cao đẳng là 1.075 người, trung cấp là 724 người, sơ cấp 15.360 người, dưới 3 tháng 22.765 người, đào tạo thường xuyên là 9.950 người. Ước đến cuối năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào đạt 63,05%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp đạt 58,01%; tỷ lệ có văn bằng chứng chỉ là 31,99%.
Mô hình đào tạo nghề may gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Cù Lao Dung
Ngoài ra, trong 3 năm qua, tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện được 02 Mô hình đào tạo nghề (Mô hình sử dụng chế phẩm ủ chua thân cây bắp (ngô), cỏ làm thức ăn cho bò; Mô hình Nuôi gà áp dụng đệm lót sinh học) theo phương thức đặt hàng gắn với giải quyết việc làm cho người lao động (đơn vị huyện Thạnh Trị). Hai mô hình được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các hộ dân. Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học ủ chua thân cây bắp, cỏ làm thức ăn cho bò sử dụng chế phẩm sinh học và tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp là thân bắp tạo ra được sản phẩm thức ăn cho bò có lượng dinh dưỡng cao hơn, kích thích hệ tiêu hoá của bò. Mô hình nuôi gà đệm lót sinh học gà được triển khai kỹ thuật nuôi gà từ các kỹ sư có kinh nghiệm, gà phát triển khá tốt trên đệm lót sinh học, giảm được mùi hôi phát ra môi trường sống xung quanh. Các hộ dân tích cực học tập kinh nghiệm từ các kỹ sư, nắm rất rõ quy trình, áp dụng rất tốt kỹ thuật vào các mô hình, do đó đem lại kết quả vô cùng khả quan, được địa phương tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng các mô hình như trên nhằm giúp các hộ dân tiếp cận gần hơn với các kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động và cải thiện kinh tế.
Về hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng từ ngân sách nhà nước thuộc 03 CTMTMQG, tỉnh đã tuyển sinh được 40.405 người, tốt nghiệp 37.377 người, có 31.556 người có việc làm sau đào tạo, chiếm 84.43%/tổng số người tốt nghiệp, gồm: Tiểu dự án 3: tuyển sinh cho 9.386 người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tốt nghiệp 8.437 người, có 7.545 người có việc làm sau đào tạo, chiếm 89.43%/tổng số người tốt nghiệp. Nội dung số 09: tuyển sinh 27.745 người lao động nông thôn; tốt nghiệp 25.729 người, có 21.093 người có việc làm sau đào tạo, chiếm 82.00%/tổng số người tốt nghiệp. Tiểu dự án 1: tuyển sinh được 3.274 người/7.000 người (đạt tỷ lệ 46.77%), gồm: 1.086 người thuộc hộ nghèo, 2.188 người thuộc hộ cận nghèo; tốt nghiệp 3.211 người, có 2.918 người có việc làm sau đào tạo, chiếm 90.9%/tổng số người tốt nghiệp.
Thời gian qua các cơ sở GDNN tỉnh Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh mô hình đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp
Song song đó, thời gian qua tỉnh còn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPI) để làm cơ sở giám sát và đánh giá việc triển khai các nội dung theo mục tiêu của dự án và xây dựng phương pháp, cơ chế giám sát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào các chính sách trong giáo dục nghề nghiệp như: chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; chính sách hỗ trợ đào tạo lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhà đầu tư; chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹnăng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19, các chính sách về giáo dục nghề nghiệp trong 03 CTMTQG, chính sách về định hướng phân luồng học sinh trung học phổ thông; thông tin địa chỉ liên hệ, ngành, nghề, trình độ đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả, trong giai đoạn 2021 – 2023, Ngành đã thực hiện được 18 lớp cho 542 người tham dự.
Bên cạnh đó, Ngành còn phối hợp với các cơ quan báo chí Xây dựng, phát sóng các chuyên mục, phóng sự, Tọa đàm trực tiếp về chính sách giáo dục nghề nghiệp, việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng; tuyên truyền trên báo, tạp chí của Trung ương và địa phương đã thu hút hàng chục nghìn lượt người tham dự. Đồng thời in ấn phát hành 11.416 Sổ Tay tuyên truyền chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; lắp đặt pha nô tuyên truyền, quản bá hình ảnh giáo dục nghề nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Khai giảng Lớp đào tạo nghề ngắn hạn thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia gia đoạn 2021 – 2025 tại thị xã Ngẵ Năm
Bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở LĐ –TB&XH tỉnh Sóc Trăng cho biết: Để đạt được kết quả nêu trên là nhờ triển khai tích cực chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các chính sách về giáo dục nghề nghiệp, việc làm của các Tiểu dự án. Nội dung thành phần thuộc 03 CTMTQG triển khai thực hiện trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng, trong đó giúp tỉnh thực hiện đạt, vượt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo (bình quân giảm nghèo từ 2%/năm đến 3%/năm). Bên cạnh đó, còn giúp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển cả về quy mô tuyển sinh, quy mô đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, cơ cấu ngành, nghề đào tạo, tổ chức và quản lý lĩnh vực GDNN,… phù hợp với xu hướng phát triển trong thời kỳ mới.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Sóc Trăng thời gian qua vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: Sau khi sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện còn chưa phù hợp thực tiễn, chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các đơn vị này sau sắp xếp, sáp nhập. Ngoài ra, các cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; chưa tạo được cơ chế gắn kết chặt chẽ với các cơ sở doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động; cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực đầu ra của GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Quá trình triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa GDNN còn chậm và nhiều lúng túng, chưa đồng bộ chưa huy động tối đa các nguồn lực xã hội hóa. Mặt khác, khi thực hiện các tiểu dự án, dự án, nội dung thành phần về giáo dục nghề nghiệp trong 03 CTMTQG còn chồng chéo, khó thực hiện. Đồng thời, nội dung chi, mức chi các hoạt động về giáo dục nghề nghiệp vẫn còn chưa thống nhất, chưa phủ hết các hoạt động của giáo dục nghề nghiệp. Bà Lục Bích Phúc cho hay.
Vì vậy, để thực hiện hiểu quả công tác GDNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng đề xuất và kiến nghị với Bộ LĐ – TB&XH và Chính phủ xem xét hợp nhất các tiểu dự án, dự án, nội dung thành phần về GDNN, việc làm trong 03 CTMTQG thành một chính sách thống nhất thực hiện phục vụ cho cả 03 CTMTQG đảm bảo tính thống nhất, công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm và phù hợp, đúng với chủ trương cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 và Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022.
Tỉnh kiến nghị cho phép các địa phương không có huyện nghèo được sử dụng nguồn vốn được cấp thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 4 CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện; Hướng dẫn việc xác định người lao động có thu nhập thấp làm cơ sở pháp lý xác định đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Hướng dẫn, cho phép địa phương được sử dụng nguồn kinh phí trung ương trong 03 CTMTQG để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật các ngành nghề đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp.
Vương Linh
-
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
22-11-2024 18:20 48
-
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Dũng thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Quảng Nam
19-11-2024 09:19 32
-
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II chuyển đổi mạng mẽ sang mô hình đào tạo kép và chuyển chuyển đổi số
21-11-2024 08:58 45
-
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
10-10-2024 09:31 40
-
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
17-11-2024 09:46 36
-
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
16-11-2024 17:19 24