Sự khác biệt của một kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề
Tại một kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề, các sinh viên phải thể hiện các kỹ năng thành thạo trên máy móc, thiết bị trước sự chứng kiến và đánh giá của doanh nghiệp. Đây là điểm khác biệt của giáo dục nghề nghiệp so với các bậc học khác và cũng là minh chứng cho việc sinh viên ngay sau khi ra trường hoàn toàn có khả năng làm việc trong các vị trí sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tin tưởng chất lượng đào tạo
Trong các ngày từ 29 – 31/7/2020, tại cơ sở 3 của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM) tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, gồm thi lý thuyết và thi thực hành chuyên môn của 4 nghề (Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Cơ điện tử và Điện công nghiệp). Đợt này, HCEM tổ chức thi tốt nghiệp cho 700 học sinh, sinh viên, trong đó, riêng tại cơ sở 3 (huyện Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc) có 397 sinh viên.
Bên cạnh đó, ngay trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp đã tham gia vào tất cả các khâu liên quan, từ khâu định hướng, hướng nghiệp cho các em học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp. Hàng năm, doanh nghiệp cùng nhà trường xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội. Trong quá trình học tập, sinh viên của nhà trường được đến doanh nghiệp kiến tập, thực tập kể cả thực tập tốt nghiệp. Giai đoạn cuối cùng là tuyển dụng, bao gồm cùng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá kỹ năng.
“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”
Được trực tiếp tham gia vào quá trình thi tốt nghiệp của HCEM, ông Nguyễn Đăng Khiết, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần nghiên cứu và chế tạo thiết bị điện lưới miền Bắc, cho biết: Doanh nghiệp đặc biệt chú ý theo dõi và đánh giá phần thi thực hành, bởi đây là nội dung liên quan đến các vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Trong nghề điện, có rất nhiều chi tiết được đánh giá như: đi dây, độ an toàn, gọn gàng, bảo đảm cách điện tốt… Về cơ bản, các sinh viên đều nắm chắc cả về lý thuyết và kỹ năng thực tế.
Chia sẻ tại kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề đang diễn ra tại cơ sở 3 của HCEM, sinh viên lớp Cơ điện tử 11A Nguyễn Văn Long, cho biết: Hoàn thành đề thi, em phải thuyết trình được yêu cầu kỹ thuật, lợi ích và công dụng của hệ thống tự động hóa khi doanh nghiệp ứng dụng vào thực tế sản xuất. Phần thực hành em và các bạn đã được chuẩn bị chu đáo, được các thầy hướng dẫn, tập luyện rất nhiều các bài tập về bảo trì, vận hành, tháo lắp, lập trình trên máy móc, thiết bị, bảo đảm được hệ thống tự động hóa chạy hoàn chỉnh, linh hoạt theo yêu cầu đề ra.
Sinh viên Phạm Quang Thi, tâm sự: Em nhận thấy nghề Cơ điện tử trong hiện tại và tương lai có rất nhiều cơ hội việc làm, bên cạnh đó nhà trường đã cam kết việc làm ngay sau tốt nghiệp. Đối với em, đây cũng là một “duyên nghề”, em muốn học tập, làm việc và phát triển sự nghiệp từ nghề Cơ điện tử. Sau kỳ thi em sẽ về làm việc tại một doanh nghiệp do nhà trường giới thiệu ít nhất 2 năm để lấy kinh nghiệm và tiếp tục tìm kiếm một cơ hội phát triển tốt hơn.
“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay” - hàm ý của cha ông ta ngày xưa đã nói đến tầm quan trọng của việc học nghề, có nghề và làm nghề. Ngày nay, những quan niệm ấy vẫn còn nguyên giá trị, giúp học sinh, sinh viên có định hướng nghề để lập thân, lập nghiệp và kiến tạo tương lai.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00