Theo đó, hàng năm, việc chăm lo tổ chức Tháng Hành động vì trẻ em và các hoạt động hè cho các em thiếu niên, nhi đồng, tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu... đã trở thành một công tác trọng tâm trong Nghị quyết lãnh đạo của Đảng và Kế hoạch hoạt động của chính quyền địa phương. Thông qua những hoạt động này đã góp phần thực hiện các nhóm quyền của trẻ em, nhất là đã từng bước thúc đẩy quyền tham gia của trẻ. Ngoài ra, tỉnh cũng đã duy trì tổ chức sinh hoạt hè, đa dạng hóa các sân chơi với nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích, thân thiện, thông qua đó đã chăm lo về vật chất, tinh thần cho trẻ em; thu hút, tập hợp đông đảo thiếu nhi tham gia vào các hoạt động bổ ích, phù hợp lứa tuổi, tạo ra một sân chơi lành mạnh, đoàn kết, thiết thực cho thiếu nhi, học sinh.
Công tác truyền thông được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác trẻ em được tăng cường thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú như truyền thông trực tiếp, tập huấn, báo cáo chuyên đề hoặc lồng ghép các nội dung truyền thông về công tác trẻ em trong những sự kiện liên quan đến trẻ em, đồng thời phối hợp với các ngành tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh thiếu nhi như hoạt động hè, các hoạt động của câu lạc bộ, sinh hoạt đội, nhóm....
Công tác kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở được quan tâm chú trọng, hình thành mạng lưới bảo vệ chăm sóc trẻ em tại cộng đồng. Tỉnh đã thành lập được Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp, xây dựng quy chế hoạt động, kiện toàn Hội đồng, Ban Điều hành quản lý Quỹ. Giai đoạn 2012 - 2017, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã vận động được hơn 3,1 tỷ đồng, sử dụng vào việc hỗ trợ đột xuất cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn do bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị xâm hại, bị tai nạn thương tích, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập, tặng quà cho các cháu thiếu nhi vào các dịp lễ, tết... Cùng với đó, công tác vận động xã hội đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các hoạt động, chương trình dành cho trẻ em. Đồng thời, vận động nguồn vốn hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ và thu hút đầu tư các thành phần kinh tế tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Theo thống kê, toàn tỉnh có 161.466 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 1.396 em đang hưởng chế độ theo Nghị định 67, Nghị định 13, Nghị định 136 của Chính phủ. Ngoài ra, có 20.375 trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, cận nghèo; 147 em sống trong gia đình có vấn đề xã hội; 25 em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật đều đã được hưởng hỗ trợ theo quy định hiện hành. Thông qua tổ chức triển khai các đề án, chương trình, chính sách liên quan đến trẻ em, đến nay, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc dưới mọi hình thức; 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nuôi dưỡng và hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; được miễn, giảm học phí. Ngoài ra, hằng năm tổ chức hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ khuyết tật; trao học bổng tiếp sức cho các em có hoàn cảnh khó khăn… Các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em nghèo vượt khó, chăm sóc y tế được các địa phương và các tổ chức đoàn thể quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho trẻ em có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 54/65 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, song do điều kiện còn nhiều khó khăn nên nguồn lực dành cho trẻ em ở Ninh Thuận vẫn còn hạn chế. Tình hình tai nạn thương tích trẻ em vẫn còn cao, từ đầu năm 2018 đến nay đã xảy ra 150 trường hợp trẻ bị tại nạn thương tích làm tử vong 15 em. Nhận thức về quyền trẻ em của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhiều trẻ em chưa có ý thức đầy đủ về quyền và bổn phận của mình. Ở một số địa bàn cơ sở chưa có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn/xóm/tổ dân phố chủ yếu là kiêm nhiệm nên còn nhiều bất cập...
Thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 20 và Kế hoạch số của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời, phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ trẻ em./.
PV
-
Đắk Nông kiềm chế, tiến tới đẩy lùi những hiểm họa và hệ lụy do tội phạm ma túy
18-11-2024 22:41 42
-
Long Phước: Ấp Tập Phước đón nhận Khu dân cư nông thôn mới
18-11-2024 11:06 07
-
Tập huấn đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ trong cơ quan
18-11-2024 11:05 28
-
Hội thảo thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN
15-11-2024 16:26 16
-
Huyện Nam Trà My: Triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo
15-11-2024 16:24 56
-
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
15-11-2024 16:24 46