Tham vấn các vấn đề về an sinh xã hội, gia đình và trẻ em
Để có căn cứ đề xuất và thực hiện phản biện xã hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2021, TW Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo tham vấn về một số vấn đề an sinh xã hội, gia đình và trẻ em.
Tham dự hội thảo có các chuyên gia đang công tác hoặc từng giữ vai trò quan trọng trong các cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng, hoạch định chính sách liên quan đến an sinh xã hội, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ các ban chuyên môn của TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Bùi Thị Hoà, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị các đại biểu tập trung vào một số vấn đề như: đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở đối với lực lượng lao động nữ di cư; chính sách thai sản cho phụ nữ khi mang thai, sinh con; các chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ; bình đẳng giới trong hôn nhân, gia đình…
Chia sẻ về những kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu gia đình và giới, PGS.TS - Viện trưởng Trần Thị Minh Thi cho biết, từ năm 2017 đến 2019, Viện đã triển khai nghiên cứu các vấn đề thuộc "Chương trình nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế". Thực tiễn cho thấy, việc nghiên cứu về phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới vẫn còn những khoảng trống chưa được đánh giá sâu sắc, toàn diện như còn thiếu những nghiên cứu về dịch vụ xã hội cho gia đình, trẻ em, đặc biệt các dịch vụ về tâm lý, tình cảm; chất lượng tham gia chính trị của phụ nữ; việc thụ hưởng các thành quả kinh tế; sự tác động cũng như cơ hội tiếp cận các nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh của gia đình, phụ nữ, nam giới…
Từ những "khoảng trống" nêu trên, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi đề nghị Hội LHPN Việt Nam quan tâm tập trung một số vấn đề nghiên cứu trong thời gian tới như đánh giá việc thực hiện, tác động, hiệu quả của luật, chính sách đến gia đình, giới, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị; khảo sát quy mô lớn về xâm hại trẻ em; các dịch vụ cho phụ nữ; chính sách xã hội cho lao động nữ thuộc khu vực phi chính thức; sức khoẻ tâm thần ở phụ nữ v.v..
Các đại biểu tham dự hội thảo
Trao đổi tại Hội thảo, ông Nguyễn Hải Đạt, chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO cho biết, chế độ thai sản trong chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam cơ bản phù hợp với các công ước, khuyến nghị của Liên hợp quốc. Theo ILO, chế độ thai sản gồm các vấn đề cần được giải quyết là nghỉ thai sản, trợ cấp tiền mặt, chăm sóc y tế, bảo vệ sức khoẻ phụ nữ nơi làm việc, hỗ trợ người mẹ trong thời gian cho con bú, không bị phân biệt đối xử về việc làm. ILO cũng đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ thai sản, mở rộng hơn nữa đối tượng được bảo vệ, thu hẹp khoảng cách giới trong bảo hiểm xã hội.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện khoa học xã hội; ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đã có những chia sẻ sâu sắc về các vấn đề về chăm sóc trẻ em hiện nay và khía cạnh bảo hiểm xã hội trong an sinh xã hội…
Các ý kiến của chuyên gia tham dự hội thảo là nguồn thông tin tham khảo có giá trị trong định hướng việc triển khai các hoạt động Hội trong thời gian tới.
Theo Hội LHPNVN
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
20-11-2024 17:42 05
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00