Thi kỹ năng nghề theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về thi kỹ năng nghề các cấp trong nước, khu vực và thế giới.
Bộ LĐTB&XH cho biết việc tổ chức thi tay nghề (thi KNN) quốc gia và tham dự thi tay nghề ASEAN, thế giới trước đây thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH, tuy nhiên sau một thời gian triển khai đã phát sinh một số vấn đề bất cập.
Hiện nay, hoạt động thi KNN quốc tế đã có những thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, sự phát triển của khoa học, công nghệ, tác động của cuộc cách mạng 4.0, xuất hiện những hình thức tổ chức, tham dự mới (thi trực truyến)..., công tác tổ chức thi cần sự linh hoạt, thích ứng.
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 cũng nên có cơ sở pháp lý để mở rộng đối tượng dự thi và thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp tham gia quá trình tổ chức và tham dự kỳ thi KNN từ cấp cơ sở, quốc gia và quốc tế. Phạm vi, đối tượng tham dự thi KNN cần được mở rộng. Vì vậy, dự thảo Thông tư đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, có tính thích ứng cao với sự biến động trong thi KNN.
Phát triển nhân lực có kỹ năng và năng lực hành nghề
Theo dự thảo, việc tổ chức, tham dự thi KNN nhằm thực hiện chủ trương phát triển nhân lực có kỹ năng và năng lực hành nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia; tuyên truyền, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, người lao động lựa chọn và phát triển nghề nghiệp, học tập suốt đời, thăng tiến nghề nghiệp dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề, làm tăng năng suất, hiệu quả lao động.
Theo dự thảo, việc tổ chức, tham dự thi KNN nhằm thực hiện chủ trương phát triển nhân lực có kỹ năng và năng lực hành nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia; tuyên truyền, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, người lao động lựa chọn và phát triển nghề nghiệp, học tập suốt đời, thăng tiến nghề nghiệp dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề, làm tăng năng suất, hiệu quả lao động.
Đồng thời, tuyển chọn thí sinh xuất sắc có đủ năng lực và điều kiện tham dự thi KNN cấp cơ sở, quốc gia, khu vực và thế giới; góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng nghề tại các cơ sở hoạt động giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và tại doanh nghiệp; tuyên dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, xuất sắc trong kỳ thi kỹ năng nghề; công nhận trình độ kỹ năng nghề theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và thế giới theo quy định hiện hành...
Thi kỹ năng nghề trực tiếp hoặc trực tuyến
Về hình thức tổ chức, tham dự các kỳ thi KNN các cấp trong nước, dự thảo đề xuất kỳ thi trong nước căn cứ vào tính chất, phạm vi, độ khó, độ phức tạp và bối cảnh thực hiện của từng nghề được xác định theo yêu cầu của đề thi của mỗi nghề; khả năng về công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân sự, tài chính và các điều kiện tổ chức khác của kỳ thi; bối cảnh tổ chức tại thời điểm tổ chức thi, Trưởng Ban Tổ chức kỳ thi quyết định lựa chọn một trong những hình thức tổ chức thi như sau:
a- Thi trực tiếp (offline) một nghề là việc tổ chức thi, trong đó, triệu tập các thí sinh dự thi của nghề đó tập trung tại một địa điểm nhất định do Ban Tổ chức kỳ thi lựa chọn, chuẩn bị và quy định theo yêu cầu của đề thi nhằm đảm bảo được tối đa giá trị cốt lõi của kỳ thi, tính chính xác và trình diễn được các kỹ năng theo yêu cầu độ khó, độ phức tạp trong bối cảnh và tính chất kỹ thuật theo yêu cầu của nghề được thể hiện trong đề thi;
b- Thi trực tuyến (online) hay thi hỗn hợp (hybrid) một nghề là việc tổ chức thi có ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data) hoặc ứng dụng công nghệ mới khác đảm bảo sự kết nối và an toàn, an ninh dữ liệu thông qua kết nối máy tính với mạng internet dưới sự điều khiển của máy tính và ứng dụng các khoa học công nghệ số khác để các thí sinh dự thi có thể làm bài tại nhiều điểm khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự giám sát, quan sát, kiểm tra, đánh giá, cho điểm của Ban tổ chức thông qua việc kết nối và an toàn dữ liệu đường truyền.
Khuyến khích tổ chức thi theo hình thức thi trực tiếp nhằm đảm bảo, phát huy được tối đa giá trị cốt lõi, mục đích, uy tín của kỳ thi và các ưu điểm khác thông qua hiệu ứng tích cực của hoạt động truyền thông, quảng bá và hướng nghiệp cho thế hệ trẻ tại kỳ thi.
Hình thức thi trực tuyến hoặc thi hỗn hợp được khuyến khích trong trường hợp thí điểm hoặc việc tổ chức thi trực tiếp là khó khả thi, gặp nhiều khó khăn (do dịch bệnh, thiên tai hoặc bất khả kháng không thể tập trung đông người...).
Minh Đức
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00