Theo đó, tính đến tháng 10 năm 2023, Thị xã Ngã Năm đã giao Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Thị xã Ngã Năm phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thị xã Ngã Năm và Trung tâm DVVL tỉnh Sóc Trăng cùng các UBND xã, phường trên địa bàn tổ chức tư vấn, giải quyết việc làm cho 3308 lao động (trong đó, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 25 lao động tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia. Đồng thời, phối hợp Trung tâm GDNN – GDTX thị xã, UBND các xã, phường mở 15 lớp đào tạo nghề cho 401 học viên, kèm cặp, truyền nghề cho 583 lao động tại địa phương. Qua đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thị xã ngày càng được chú trọng, từng bước nâng cao chất lượng lao động, góp phần thực hiện đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhằm giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, Phòng LĐ – TB&XH Thị xã còn tổ chức tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm tại 9 điểm ấp thuộc vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Vĩnh Quới, xã Tân Long với 997 người lao động tham dự và 7 phiên giao dịch việc làm tại 7 xã, phường (trừ xã Vĩnh Quới) với 1.093 người lao động tham dự. Ngoài ra, Phòng còn phối hợp với các đơn vị tổ chức đưa người lao động đi tham quan, hướng nghiệp tại các doanh nghiệp có tuyển dụng lao động tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.
Lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại Trung tâm GDNN - GDTX Thị xã Ngã Năm
Theo ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTT Thị xã.Ngã Năm đơn vị phối hợp với Phòng LĐ –TB&XH Thị xã Ngã Năm cho biết, tính đến tháng 11 năm 2023, Trung tâm đã tổ chức khai giảng được 32 lớp với 857 học viên, đào tạo các nghề như: Đan lát thủ công mỹ nghệ, nuôi trồng thuỷ sản, Chăn nuôi thú y, trồng màu, may công nghiệp…Tỷ lệ học viên sau tốt nghiệp có việc làm và tự tạo việc làm đạt trên 92%. Để có được kết quả này, theo ông Nguyễn Văn Vũ, trước khi tuyển sinh đào tạo, Trung tâm tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tại các xã, phường trên địa bàn thị xã, đồng thời tổ chức Hội nghị tư vấn nghề nghiệp cho người lao động rồi mở lớp đào tạo. Ngoài ra, Trung tâm GDNN – GDTT Tx.Ngã Năm còn liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn trong tỉnh và khu vực để đặt hàng đào tạo và giới thiệu học viên sau khi tốt nghiệp để các đơn vị tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Điển hình như Trung tâm đã Hợp đồng chặt chẽ với Công ty TNHH MTVTCMN Ngọc Hương gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại hộ gia đình cho 100% lao động sau học nghề
Đan đát TCMN với 314 lao động thu nhập ổn định trên 2,5 – 3,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, phối hợp ngành chức năng, UBND xã, phường xây dựng mô hình sản xuất sau đào tạo nghề nông nghiệp, lồng ghép với các chương trình, dự án nhằm nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người lao động, với khoảng 85% qua đào tạo; tỷ lệ chung lao động qua đào tạo có việc làm ổn định trên 92%.
Ngoài ra, phối hợp với phòng LĐ -TB và XH thị xã, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức tư vấn việc làm, học nghề tại các xã, phường.
Chị Đặng Thị Thanh Hoa ở Phường 3, thị xã Ngã Năm chia sẻ: vào đầu tháng 8 vừa qua, tôi đã được theo học lớp dạy nghề đan đát thủ công mỹ nghệ do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên thị xã Ngã Năm phối hợp với công ty MCF Việt Nam tổ chức. Sau khoá học tôi có việc làm và thu nhập ổn định. Thời gian học chỉ mất mấy buổi là biết làm và sau đó tôi đem về nhà làm; trung bình mỗi ngày làm được 3 cái giỏ cũng được 100 ngàn đồng, bà con ở đây phấn khởi lắm, Chị Hoa chia sẻ. Hay Cô Đặng Thị Hồng Tám ở Phường 3, thị xã Ngã Năm cho biết: Tôi học được 2 tuần cũng đã đan được. Mỗi ngày tôi đan được 3 cái giỏ, được 100 ngàn đồng, tôi mừng lắm, nhờ cái nghề đan được học này mà chị em tôi có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Tất cả sản phẩm làm ra đều được Công ty TNHH MTV Ngọc Hương thu mua, với mỗi sản phẩm sau khi hoàn thành, các chị kiếm được từ 6.000 -17.000 đồng. Tùy theo sự khéo léo đan nhanh hay chậm mà một ngày thu nhập các chị dao động từ 70.000 – 200.000 đồng.
Lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại Trung tâm GDNN - GDTX Thị xã Ngã Năm
Chị Nguyễn Kim Liên - Tổ trưởng Tổ hợp tác đan thủ công mỹ nghệ xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm cho biết: Từ khi có nghề tay trái này thì đời sống chị em ổn định hơn, cũng phụ được tiền điện nước, lo cho con cái đi học. Trung bình một ngày mỗi chị có thu nhập từ 120.000-150.000 đồng, có chị đan giỏi thì trên 200.000 đồng.
Bên cạnh các nghề phi nông nghiệp, thì việc đào tạo các nhóm ngành nông nghiệp gắn liền với thực tế sản xuất của nông dân địa phương là điều đặc biệt được các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên quan tâm. Với sự nỗ lực của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh cũng như Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố; trong 10 tháng qua, toàn tỉnh Sóc Trăng đã giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động; trong đó, có lao động nông thôn và nhiều lao động đào tạo nghề thuộc nhóm ngành nông nghiệp.
Bà Lục Bích Phúc - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng cho biết: Nghị quyết 19 cũng đã xác định nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đối với tỉnh Sóc Trăng, xác định đào tạo nghề là khâu đột phá góp giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Với mục tiêu này, trong suốt những năm qua, tỉnh đã đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt nhiều kết quả, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, quy mô đào tạo được nâng cao, nhất là đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, tỷ lệ qua đào tạo nghề chiếm trên 55%, so với năm 2011 tăng hơn 16% và tăng hơn 6% so với năm 2015.
Ông Huỳnh Văn Lơ, Trưởng Phòng LĐ –TB&XH Thị xã Ngã Năm cho biết, bên cạnh kết quả đạt được công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề trên địa bàn TX. Ngã Năm cũng còn một số khó khăn như: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là đưa lao động đi làm việc nước ngoài có thời hạn, tuy có nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn chưa tương xứng với nguồn lao động của địa phương; số lao động trong độ tuổi tham gia vào các chương trình làm việc ở nước ngoài có thời hạn chỉ có 25 lao động, tuy đạt chỉ tiêu 100% giao, song còn ít, nên ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập của người dân trên địa bàn thị xã.
Đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại Trung tâm GDNN - GDTX Thị xã Ngã Năm
Để công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn TX Ngã Năm đạt kết quả cao hơn, thời gian tới, Thị xã Ngã Năm sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động, các chính sách người có công và an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách, người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; đảm bảo cho các đối tượng yếu thế được hưởng đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước theo quy định;
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu trên, Thị xã Ngã Năm đề ra một số giải pháp thực hiện như:Tăng cường công tác đào tạo nghề thông qua điều tra, rà soát, thống kê nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động và định hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nghề công lập, tư nhân và đẩy mạnh thu hút các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ công nghiệp tham gia cùng với sơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động.
Thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, thông qua các Phiên giao dịch việc làm, luôn đảm bảo có sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp có uy tín trong việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để cùng địa phương tham gia, định hướng cho người lao động công việc, thị trường phù hợp để thu hút, đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong thời gian tới. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành và nhân dân, đặc biệt là người nghèo, nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo bền vững, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vương Linh
-
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
22-11-2024 18:20 48
-
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Dũng thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Quảng Nam
19-11-2024 09:19 32
-
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II chuyển đổi mạng mẽ sang mô hình đào tạo kép và chuyển chuyển đổi số
21-11-2024 08:58 45
-
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
10-10-2024 09:31 40
-
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
17-11-2024 09:46 36
-
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
16-11-2024 17:19 24