Thông qua dự thảo Nghị quyết điều chỉnh giờ làm thêm
(LĐXH)- Ngày 23/3, tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 100% đại biểu có mặt đã thông qua dự thảo Nghị quyết điều chỉnh giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, về số giờ làm thêm trong 1 năm, người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp như: người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.
Nghị quyết Nghị quyết điều chỉnh giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2022, còn với quy định làm thêm giờ trong 1 năm có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, nhấn mạnh: Việc nâng trần thời gian làm thêm trong tháng, trong năm nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thấy rằng đây chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, đây là vấn đề rất cần thiết.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đến nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã lấy ý kiến của tất cả các hiệp hội, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có lĩnh vực, ngành hàng, sản xuất xuất nhập khẩu và các thị trường đòi hỏi phải đảm bảo như: dệt may, da giầy, điện tử… thì yêu cầu tăng giờ làm thêm là vấn đề bức thiết.
Bên cạnh đó, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, trong 17.000 lượt người cho ý kiến thì hầu hết đồng tình với việc điều chỉnh giờ làm thêm.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nêu ý kiến: Tăng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm với bối cảnh hiện nay là chính sách hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước. Qua đó, giữ được vai trò, vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, cho biết: Dự thảo Nghị quyết điều chỉnh giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động đã có sự thống nhất giữa cơ quan tẩm tra và cơ quan soạn thảo. Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động tối đa 300 giờ/năm thì mới được sử dụng người lao động tối đa không quá 60 giờ/tháng…
Tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 100% đại biểu có mặt đã thông qua dự thảo Nghị quyết điều chỉnh giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Trần Thắng
Từ khóa:
-
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
11-01-2025 08:31 28
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18
-
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
10-01-2025 11:07 44
-
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
17-12-2024 16:44 28
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
12-12-2024 15:34 57
-
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
30-12-2024 15:09 04
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46