Thừa Thiên Huế: Tạo đột phá về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
LĐXH) - Nhằm định hướng về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trong tình hình mới; đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo Chương trình EPS, Chương trình IM Japan, sáng ngày 15/3/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Hội nghị giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững” với sự góp mặt của lãnh đạo Cục Việc làm và Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp; đại diện lãnh đạo các tỉnh thành… cùng các Sở, ngành liên quan.
Trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm và đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng để cung ứng lao động đã có những chuyển biến rõ nét và mang tính đột phá nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế dịch chuyển nhân lực trên thị trường lao động quốc tế. Việc học và ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng thì công tác giải quyết việc làm, đào tạo nguồn lao động đóng vai trò quan trọng.
Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm phát biểu tại Hội nghị
Theo dự báo, lĩnh vực lao động, việc làm sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc. Với xuất hiện của công nghệ thông tin, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo... hệ thống robot, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn. Theo đó, những ngành, lĩnh vực có lợi thế phát triển: thông tin truyền thông, thương mại điện tử, giao thông vận tải (logistics), dịch vụ du lịch, giáo dục – đào tạo. Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể đối diện với nguy cơ thất nghiệp, ví dụ như lao động ngành nông nghiệp, dệt may, kế toán, lắp ráp và sửa chữa thiết bị. Số lao động này hiện đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Hội nghị
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng Xanh với sự tham gia đóng góp của nhiều ngành nghề. Mục tiêu này đang tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về việc làm Xanh và kỹ năng Xanh trên thị trường lao động. Các kỹ năng Xanh, việc làm Xanh phát triển mạnh nhất trong các lĩnh vực quản lý hệ sinh thái, chính sách môi trường và phòng ngừa ô nhiễm. Các ngành có mức độ tập trung việc làm Xanh cao nhất là điện, khí đốt và cấp nước (23%), khai mỏ (5%), dịch vụ thị trường (5%). Mặc dù có thể không trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường, các ngành này đều có các nghề Xanh. Ví dụ, kỹ sư môi trường và chuyên gia bảo vệ môi trường là các nghề nghiệp Xanh trong ngành khai mỏ. Nông nghiệp có mức độ tập trung việc làm Xanh tiềm năng cao nhất.
Theo đại diện Cục Việc làm, xu hướng việc làm trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, kinh tế số, kinh tế xanh… sẽ dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu… - Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: +Trí tuệ nhân tạo (AI) + Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) + Dữ liệu lớn (Big Data). Trong đó, kinh tế số đề cập đến các hoạt động kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế dựa trên công nghệ số, theo đó, dữ liệu và thông tin kinh doanh sử dụng để tạo ra lợi ích và tăng cường hiệu suất. Trong khi đó, kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro, môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái. Ý nghĩa cốt lõi của kinh tế xanh là tăng trưởng kinh tế đảm bảo đồng thời hai mục tiêu là bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Tại Hội nghị, ngoài việc Công bố quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn giáo dục nghề nghiệp, các chuyên gia cũng đã đề ra những giải pháp phát triển trường cao đẳng chất lượng cao, cũng như thảo luận, trao đổi xu hướng việc làm dưới tác động của công nghiệp 4.0 và một số định hướng giải pháp phát triển thị trường lao động theo tinh thần Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi kinh tế - xã hội.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế cần tiếp tục tận dụng sức mạnh tổng lực của các thành viên nhằm định hướng, tham mưu đổi mới, đột phá cho UBND tỉnh về thúc đẩy tăng cường gắn kết mối quan hệ nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và các bên liên quan trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh nhà đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân và yêu cầu phát triển nhân lực tại địa phương.
Các sở, ngành, đoàn thể; cấp ủy, chính quyền các cấp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp cần tiếp thu, đổi mới tham mưu UBND tỉnh việc xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm phát triển đào tạo nghề và giải quyết của địa phương; tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường lao động nhằm định hướng công tác đào tạo, giới thiệu việc làm trong tỉnh, trong nước và đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng, giúp người lao động có cơ hội tìm được việc làm đồng thời hỗ trợ cung ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Cùng với đó, tập trung phát triển kỹ năng, phát triển giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Muốn làm được điều đó các cơ sở đào tạo phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chuyển đổi số với việc cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường lao động để mở rộng ngành, nghề và xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Các doanh nghiệp tăng cường công tác thông tin về vị trí việc làm và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đến với các cơ sở đào tạo và người lao động. Đồng thời, đẩy mạnh gắn kết đào tạo và trực tiếp tuyển dụng nguồn lao động kỹ thuật dồi dào và chất lượng cao của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trên địa bàn, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm việc làm ổn định, chất lượng.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Trường Cao đẳng Quảng Nam chung vui cùng các mẹ Việt Nam Anh hùng nhân dịp Xuân Ất tỵ
23-01-2025 09:55 20
-
Mang Xuân nồng ấm tới học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
22-01-2025 06:38 14
-
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II: Thành lập Hội Doanh nghiệp - HVTC
19-01-2025 08:14 34
- Bắc Giang: Đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Cơ sở II, Trường Đại học Lao động - Xã hội ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ xã hội
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG Hồ Chí Minh
-
Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM trao học bổng hơn 1,1 tỉ đồng cho sinh viên
10-01-2025 08:01 22
-
Hội GDNN TP.HCM: Đẩy mạnh nhiều hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
08-01-2025 18:08 45
-
VNBA Beauty Awards 2025: Vinh danh tập thể, cá nhân đóng góp ngành làm đẹp Việt Nam
08-01-2025 14:50 38
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31