Tôn Vinh các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhân dịp Kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
(LĐXH) – Nhân dịp Kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày 13/11, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức gặp mặt 60 cán bộ quản lý, nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc đại diện cho hơn 83.000 nhà giáo GDNN trong cả nước…
Được biết, mục đích của lễ gặp mặt là dịp tôn vinh, động viên và chia sẻ với các thầy cô có thành tích nổi bật, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đồng thời đây cũng là cơ hội để lãnh đạo Tổng cục GDNN tiếp thu lắng nghe những khó khăn của các trường. Đây cũng là cơ hội để các thầy, cô giáo ở tất cả các lĩnh vực GDNN được giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm.
Tại Lễ gặp mặt, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương không dấu được cảm xúc chia sẻ: “Tôi vinh dự, tự hào khi được Tổng Cục GDNN phân công phụ trách lĩnh vực nhà giáo Được làm việc với các thầy, cô giáo, tôi luôn suy nghĩ đến việc mình sẽ làm được điều gì. Tôi rất vui vì đã được cùng với Tổng cục, các cơ quan, ban ngành liên quan triển khai những công việc chuẩn bị để tạo điều kiện, tôn vinh, động viên các thầy, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tiêu chí lựa chọn các nhà giáo có nhiềLãnh đạo Tổng Cục GDNN chụp ảnh lưu niệm với một số giáo viên tiêu biểu u thành tích trong các hoạt động thích ứng với những khó khăn do dịch bệnh gây ra trong thời gian vừa qua. Ngoài các nhà giáo đại diện cho thành tích của các trường, còn có các nhà giáo có thành tích cá nhân gắn với những nội dung đang được Tổng cục GDNN chú trọng hiện nay. Bên cạnh đó là nhà giáo có bài giảng nằm trong nhóm các thiết kế dạy học điện tử trực tuyến được đánh giá là xuất sắc nhất trong hơn 600 bài giảng gửi về cho Hội đồng giám khảo. Sự lựa chọn này nhằm để truyền đi thông điệp GDNN sẽ chú trọng đến hoạt động giảng dạy trực tuyến trong giai đoạn tới. Tiếp theo là nhà giáo đã có thành tích trong huấn luyện đội tuyển thi kỹ năng nghề, góp phần vào việc nâng mức tham gia của sinh viên các cơ sở GDNN Việt Nam trong các đấu trường quốc tế. Theo bà Nguyễn Thị Việt Hương, việc tham gia vào những đấu trường quốc tế như vậy là cơ hội để học hỏi và là động lực để điều chỉnh công tác giảng dạy trong nước…”
Tại Lễ gặp mặt, nhà giáo Bùi Minh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai cho biết, trong năm 2021, với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, hơn 1.700 thầy và trò của trường đã tâm huyết, nhiệt huyết, trách nhiệm khi tham gia các đợt chống dịch tại Bắc Giang, TP HCM và Hà Nội. Nhà trường đã tham gia được trên 3 triệu lượt mẫu xét nghiệm truy vết, test nhanh, thực hiện hơn 100.000 mũi tiêm và hỗ trợ tiêm chủng, đào tạo, hỗ trợ phòng, chống dịch cho các tuyến dưới. Quá trình tham gia chống dịch, các sinh viên của trường đã cố gắng và dũng cảm, nỗ lực khắc phục khó khăn, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để hoàn thành thành nhiệm vụ”. Ngoài tham gia hỗ trợ phòng chống dịch, nhà trường cũng chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2021.
GDNN góp phần ổn định đời sống, an sinh xã hội, đó là nhận định của đó là nhận định của nhà giáo Hoàng Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai, ông phân tích: “Có thể nói GDNN bao phủ hết các ngành nghề từ công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa nghệ thuật… Hiện lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của Việt Nam khoảng 55 triệu người. Trong số đó trình độ Đại học, trên Đại học chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là trách nhiệm của GDNN. Không chỉ có Cao đẳng, trung cấp mà đào tạo nghề thường xuyên cũng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng ta đào tạo cho khoảng 45 triệu lao động này là đào tạo nghề nghiệp để họ ổn định cuộc sống. Đời sống xã hội có hai vấn đề then chốt là an ninh và phát triển kinh tế. GDNN vừa đào tạo kiến thức vừa đào tạo kỹ năng, giúp người dân có công ăn việc làm, từ đó ổn định cuộc sống. Khi người dân có cuộc sống ổn định, những va chạm, mâu thuẫn trong lòng xã hội sẽ tự giảm dần đi và đến một lúc nào đó sẽ được giải quyết một cách dễ dàng.
Theo Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng, GDNN đang đào tạo lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào thị trường lao động. Nếu chúng ta tập trung vào phát triển nhân lực có kỹ năng nghề thì thay vì mỗi năm mất đi 5.000 tỷ USD vì sự thiếu hụt kỹ năng trên toàn cầu, có thể tăng đóng góp GDP từ 0,5-2%. Qua dịch bệnh, qua cách mạng công nghiệp 4.0, qua sự thay đổi về công nghệ sản xuất càng thấy rõ điều này. Đối với Việt Nam, kỹ năng nghề còn góp phần vào ổn định an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị. Tuy nhiên, vị trí vai trò của GDNN còn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng…
Tại Lễ gặp mặt, thay mặt Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng đã gửi lời chúc mừng đến các nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng như bày tỏ mong muốn các nhà giáo tiếp tục có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp GDNN. Đặc biệt, ngày 14/11, 10 nhà giáo sẽ đại diện cho đội ngũ nhà giáo GDNN dự buổi lễ gặp mặt với Thủ tướng. Đây là vinh dự cũng như cơ hội để những người làm việc trong lĩnh vực GDNN báo cáo Thủ tướng về những kết quả của hệ thống GDNN trong thời gian qua, đồng thời kiến nghị với người đứng đầu Chính phủ những giải pháp để nâng cao, phát triển GDNN theo hướng bền vững…
Nguyễn Hữu Bắc
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00