
Đối với các ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu tuyển dụng chiếm 17,18%, trong đó cơ khí chiếm 6,12%, hóa dược chiếm 5,96%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 2,84% và sản xuất hàng điện tử chiếm 2,26%.
Các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau tết có thể kể đến là may mặc, da giày, kinh doanh thương mại, hành chính - văn phòng - biên tập và phiên dịch, cơ khí - tự động hóa, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kế toán - kiểm toán, marketing... Trong đó, nhu cầu tuyển chủ yếu tập trung ở nhóm lao động từ 27 - 35 tuổi (48,77%), dưới 26 tuổi (28,77%).
Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau tết là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng nhằm bù đắp lực lượng lao động đã nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. So với năm 2024, nhu cầu lao động sau Tết năm 2025 tăng nhẹ, khoảng 7%.
Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1, có 8.652 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người) được đăng tải trên cổng thông tin của đơn vị. Trong số đó, lao động phổ thông chiếm tới 56,97%, tiếp theo là các ngành thực phẩm - đồ uống (16,44%) và da giày - may mặc (10,81%).
Về trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,31%. Tiếp theo là lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng (14,48%), sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng (7,88%), trung cấp (19,59%), cao đẳng (8,48%) và đại học (12,25%).
Theo Trung tâm DVVl TPHCM, qua thống kê, tháng 1/2025, Trung tâm đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho 18.421 lượt người, số người nhận được việc làm là 753 người. Cùng với đó, tổ chức thu thập thông tin cung lao động 13.514 người; tiếp nhận cầu lao động từ 1.657 lượt doanh nghiệp.
Hiện Trung tâm đang có tổng số 8.652 đầu việc đang tìm người lao động ứng tuyển, gồm các đầu việc như: Chế tạo, chế biến; công nghệ thông tin; da giầy, may mặc; dịch vụ; điện, điện tử; hóa chất, sinh học; kế toán, kiểm toán; khách sạn, du lịch và dịch vụ; kinh doanh và quản lý; kinh tế; kỹ thuật, cơ khí; lao động phổ thông; tài chính, chứng khoán, bất động sản; thực phẩm, đồ uống… Trong đó, số lượng tuyển dụng lao động nhiều nhất của các doanh nghiệp thuộc về lao động phổ thông với 4.929 vị trí việc làm, đứng kế tiếp là nhóm ngành thực phẩm, đồ uống là 1.422 vị trí việc làm, thứ ba là da giầy, may mặc với 935 đầu việc.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1/2025 Trung tâm có 6.049 người lao động đăng ký tìm việc; tập trung ở các ngành nghề như: Báo chí và thông tin; chế tạo, chế biến; da giày, may mặc; điện, điện tử; dịch vụ; kế toán, kiểm toán; kỹ thuật, cơ khí; ngôn ngữ, phiên dịch; khách sạn, du lịch và dịch vụ; kinh tế; thực phẩm, đồ uống; lao động phổ thông…
TP.HCM nơi có thị trường lao động lớn nhất nước với quy mô hơn 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, thống kê cho thấy nhu cầu lao động phổ thông trong tháng 1.2025 vẫn đang ở mức cao, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho hay.
PV
-
Lãnh đạo TP.HCM gặp mặt 300 cán bộ công đoàn, công nhân tiêu biểu
18-02-2025 16:16 45 -
Sa thải hơn 1.000 nhân viên, VietCredit lỗ lãi thế nào?
18-02-2025 14:58 12 -
Thúc đẩy hợp tác đưa lao động Việt Nam sang tỉnh Fukushima (Nhật Bản) làm việc
15-02-2025 07:16 12
-
TP.HCM: Công nhân viên chức, người lao động đã trở làm việc ổn định
04-02-2025 14:58 03 -
Long An quan tâm thực hiện công tác đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
03-02-2025 19:08 09 -
Sau 31/3/2025 không quyết toán thuế TNCN bị phạt thế nào?
03-02-2025 12:15 09