Tuyên Quang phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
(LĐXH)- Cùng với việc triển khai đồng bộ các Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Tuyên Quang còn quan tâm thực hiện Tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn thuộc Dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững”.
Tiểu dự án này hướng tới phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo; hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu cụ thể của Tiểu dự án là tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 10% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp. Đối tượng được hỗ trợ là người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động động có thu nhập thấp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo...
Theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, hiện nay tỉnh Tuyên Quang có tổng số 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, 50 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn); 15 xã khu vực II (xã còn khó khăn); 56 xã khu vực I (các xã bước đầu phát triển).
Thực hiện Tiểu dự án này, kế hoạch vốn phân bổ cho tỉnh Tuyên Quang trong năm 2022 là 44.007,79 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương 42.726 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 24.768 triệu đồng, vốn sự nghiệp 17.958 triệu đồng); vốn ngân sách địa phương 1.281,79 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 743,04 triệu đồng, vốn sự nghiệp 538,75 triệu đồng). Năm 2023, kế hoạch vốn là 49.171 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển 19.844 triệu đồng (vốn ngân sách trung ương 19.266 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 578 triệu đồng); vốn sự nghiệp 29.327 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương).
Tiến độ thực hiện (tính đến thời điểm cuối tháng 9/2023), đối với vốn đầu tư phát triển, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang đang hoàn thiện công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng; lập dự án dự xây dựng công trình.
Đối với vốn sự nghiệp, Tuyên Quang đã tổ chức đào tạo 34 lớp cho trên 1.000 lao động tham gia đào tạo. Cụ thể, năm 2022, huyện Lâm Bình tổ chức mở được 09 lớp, với 315 học viên tham gia học; huyện Na Hang tổ chức đào tạo xong cho 06/06 lớp với tổng số 157 lao động tham gia đào tạo. Trong năm 2023, huyện Lâm Bình tổ chức mở được 01 lớp, với 35 học viên tham gia học; huyện Na Hang đã tổ chức đào tạo xong cho 03 lớp với tổng số 105 lao động tham gia đào tạo; huyện Chiêm Hoá 06 lớp đào tạo nghề với trên 200 học viên; huyện Sơn Dương 9 lớp với trên 300 học viên.
Từ nguồn vốn sự nghiệp được giao, tỉnh Tuyên Quang cũng đã tổ chức 4/4 cuộc cho học viên đi tham quan, hướng nghiệp gắn kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã (do UBND huyện Lâm Bình tổ chức) với 15 lớp trong năm 2022 và 19 lớp trong năm 2023.
Về tiến độ giải ngân, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện giải ngân 16.283,6 triệu đồng/101.178,8 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển 420 triệu đồng, vốn sự nghiệp 15.863,6 triệu đồng).
Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Việt Hùng, nhận xét: Thực hiện Tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, tỉnh Tuyên Quang đã và đang tập trung xây dựng các mô hình đào tạo kết nối doanh nghiệp; thí điểm xây dựng mô hình bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đào tạo hoặc đào tạo lại cho người lao động; điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo yêu cầu về kỹ năng nghề trong tương lai; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập... nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn. Từ đó phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, nhanh, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chí Tâm
Từ khóa:
vùng khó khăn
-
Huyện Nam Trực (Nam Định) đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
13-12-2024 09:34 35
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
25-12-2024 06:53 12
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
17-12-2024 20:08 04
-
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
16-12-2024 15:23 57
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00