Tuyên Quang: Triển khai các gói hỗ trợ an sinh kịp thời, đúng đối tượng
(LĐXH) - Với phương châm rà soát, thẩm định đến đâu, hỗ trợ kịp thời đến đó, không để người dân phải chờ đợi… tỉnh Tuyên Quang đã nhanh chóng triển khai Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, đã giúp người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 sớm tiếp cận với gói hỗ trợ để vượt qua khó khăn.
Chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Thủ tướng Chính phủ cũng được mở rộng với 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, bao gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, hỗ trợ tiền ăn đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19 hoặc phải cách ly dài ngày...
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, tính đến ngày 20-9-2021, đã có hơn 31.000 lượt đối tượng được hỗ trợ với số tiền trên 4 tỷ 726 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 30.197 người với số tiền hơn 2 tỷ đồng; hỗ trợ 7 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với số tiền gần 31 triệu đồng; hỗ trợ 289 trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế với số tiền hơn 533 triệu đồng; hỗ trợ 27 viên chức hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch số tiền hơn 100 triệu đồng; hỗ trợ 662 hộ kinh doanh với số tiền hơn 1,9 tỷ đồng…
Ông Hoàng Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nhằm kịp thời triển khai chính sách, sở đã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan kịp thời tham mưu với UBND tỉnh ban hành văn bản số 2316/UBND-KGVX, ngày 12-7-2021 về việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, có văn bản đề nghị, hướng dẫn các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, tổng hợp các đối tượng được hưởng chế độ chính sách theo quy định để cập nhập hàng ngày, trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện chi trả kịp thời.
Hiện nay, các huyện, thành phố, các đơn vị tiếp tục rà soát, thống kê số đối tượng thuộc diện hỗ trợ với phương châm thực hiện rà soát một cách đầy đủ theo đúng quy định, đảm bảo không để sót đối tượng. Đồng chí Phạm Thị Nhị Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương cho biết, ngay sau khi danh sách đề nghị được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện đã kịp thời cấp bổ sung kinh phí để UBND các xã, thị trấn triển khai hỗ trợ kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động, người dân. Cùng với việc thực hiện kịp thời, hiệu quả chính sách của Nhà nước, huyện đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 để đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Chị Cù Thị Thu Hạnh ở thôn 21, xã Kim Phú (TP Tuyên Quang) mấy tháng trước vào miền Nam đón cháu và không may trên chuyến bay chị tiếp xúc với F0 nên phải cách ly dài ngày. Chị Hạnh làm nghề may nên thu nhập bấp bênh, do vậy việc nhận được tiền hỗ trợ hơn 7 triệu đồng theo Nghị quyết 68 đã giúp chị và các con, các cháu vượt qua khó khăn trước mắt. Chị Hạnh xúc động cho biết, ngay sau khi hoàn thành cách ly và kê khai, mẹ con chị đã nhận được tiền hỗ trợ, trực tiếp lãnh đạo UBND xã Kim Phú đến nhà trao và động viên gia đình vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.
Rất nhiều hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đã nhận được tiền hỗ trợ kịp thời. Chị Trần Thị Mười ở thôn Kim Xuyên, xã Hồng Lạc (Sơn Dương) nói, gia đình chị kinh doanh karaoke và phải nghỉ do dịch bệnh kéo dài, không có nguồn thu, tiền vay vẫn phải trả lãi hàng tháng, do vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Được nhận số tiền hỗ trợ của Nhà nước không nhiều nhưng là sự động viên, khích lệ rất lớn cho gia đình để cùng chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Việc khẩn trương rà soát, thẩm định và triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động, hộ kinh doanh, người sử dụng lao động… trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã lan tỏa, phát huy được tính nhân văn của chính sách. Qua đó, góp phần đảm bảo công tác an sinh trên địa bàn. Đồng thời, giúp tỉnh triển khai hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa ổn định đời sống nhân dân, đẩy mạnh sản xuất.
Thục Quyên
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Lạng Sơn: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến
21-12-2024 19:25 29
-
Nam Định: Đảm bảo an toàn lao động để phát triển bền vững
10-12-2024 15:55 02
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
03-12-2024 15:23 59
-
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
12-12-2024 12:17 55
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00