Úc và Việt Nam hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
(LĐXH)- Ngày 20/3/2024 tại Hải Phòng, Trường cao đẳng Hàng Hải 1 đã tổ chức buổi đánh giá kết thúc Đào tạo thí điểm mô đun vận hành xe nâng. Hoạt động này nằm trong khoá học ngắn hạn Chiến lược Đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện trong ngành Logistics tại Việt Nam (CBTA) được chính phủ Úc tài trợ thông qua chương trình Aus4Skills.
Đây là một hoạt động trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai chính phủ Việt Nam và Úc, thông qua chương trình Úc và Việt Nam cùng hợp tác phát triển nguồn nhân lực, hợp phần thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp logistics trong giáo dục nghề nghiệp được triển khai tại Việt Nam từ năm 2017. Là một phần của các hoạt động phát triển năng lực đào tạo dành cho các giảng viên giáo dục nghề nghiệp và các bộ đào tạo doanh nghiệp.
Dự án đang triển khai hai hoạt động chính sau: Khoá đào tạo nâng cao về chiến lược CBTA và khoá học ngắn hạn Australia Awards Short Course (AASC) đối với chiến lược đào tạo nghề cho giảng viên và cán bộ giáo dục nghề nghiệp trong ngành logistics.
CBTA là chương trình đào tạo và đánh giá dựa trên năng lực thực hiện. Đây là một hướng tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra của người học, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức giảng dạy và hình thức đánh giá được thiết kế nhằm đánh giá việc học của người học thông qua việc thể hiện kiến thức, kỹ năng và hành vi của họ đối với yêu cầu đề ra ở mỗi trình độ. Thông qua khóa học này, học viên đã được đào tạo nhiều kiến thức chuyên sâu.
Bà Lou De Castro Myles, Chuyên gia Giáo dục nghề nghiệp, Giảng viên quốc tế của Strategic, Úc cho biết: "Phương pháp CBTA này nhằm đảo bảo cho người học thực hiện được kỹ năng như ngoài môi trường làm việc thực tế. CBTA chú trọng vào môi trường làm việc mà giáo viên và người học cần phải thấu hiểu những yêu cầu trong môi trường làm việc là thực tập trong môi trường mô phỏng theo đúng tiêu chuẩn của công ty làm việc logistics. Logistics là một ngành làm việc quốc tế, do đó chúng ta phải lưu ý đến các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đem phương pháp này tới Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn quốc tế khác đã được xây dựng bởi APEC, Việt Nam là quốc gia thứ 3 trong APEC được thử nghiệm phương pháp đào tạo này".
CBTA phối hợp chặt chẽ ba bên giữa cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp có nhu cầu. Cơ quan quản lý có chức năng tư vấn và hỗ trợ về chính sách phát triển logistics. Doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường trong khâu thực hành, thực tế của học sinh trong nghề và hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm cho học sinh. Nhà trường đóng vai trò là một đơn vị thực thi chính thức của tất cả các hoạt động đó để cung cấp nguồn nhân lực và thực hiện các khâu như đào tạo giáo viên, chỉnh sửa chương trình, hướng dẫn cho học sinh, định hướng cho học sinh hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bà Vũ Thị Hải Vân, chủ tịch Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề - ngành Logistic (LIRC) khu vực miền Bắc cho biết "Năm 2023, LIRC chúng tôi có cùng nhau xây dựng một báo cáo kỹ năng nghề cảng. Sau khi phân tích, tính toán chúng tôi đã thống kê được hiện nay số lượng cảng dự kiến sẽ tăng rất nhiều trong thời gian tới, nhưng vị trí việc làm của nhân viên lái xe nâng lại rất khan hiếm. Cả nước hiện nay chỉ có 1 vài cơ sở đào tạo và cấp giấy chứng nhận trình độ sơ cấp về lái xe nâng. Với vị thế Trường Cao đẳng Hàng hải 1 ở khu vực Hải Phòng với 50 cảng, nhu cầu của các doanh nghiệp logistic và các khu công nghiệp và khu chế xuất là rất lớn. Do đó, nếu các trường có thể đào tạo ngay nhân lực lái xe nâng thì sẽ tháo gỡ các khó khăn về tuyển dụng của các doanh nghiệp cảng nói riêng và các doanh nghiệp logistics nói chung".
của các doanh nghiệp cảng nói riêng và các doanh nghiệp logistics nói chung.
Tiến sỹ Lưu Việt Hùng - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải 1 cho biết: "Đây là lần thứ 3 trường tôi vinh dự được lựa chọn đào tạo thí điểm theo phương pháp xây dựng chiến lược và đào tạo dựa trên năng lực thực hiện (CBTA). Theo dự báo kỹ năng nghề cảng thì trong thời gian tới rất cần nguồn nhân lực này, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cả về quy mô cũng như chất lượng, phục vụ tốt cho ngành Logistics trong giai đoạn tới, nhà trường chúng tôi đã mời doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đầu tiên nguồn giảng viên chất lượng, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn nghề nghiệp khi tham gia thị trường lao động trong hội nhập và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình đào tạo như giảng dạy một số học phần thực hành nghề nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động trải nghiệm thực tế, quá trình thực tập hoặc cộng tác tại doanh nghiệp (qua các học phần Hội nhập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp) và tham gia đánh giá cuối khoá. Việc triển khai đào tạo theo phương pháp đánh giá năng lực đã phát huy tác dụng, nhiều sinh viên có kỹ năng tốt ngay trong quá trình học tập đã được các Doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong quá trình đào tạo và được tuyển dụng chính thức với thu nhập cao. Phát huy phương pháp này, Nhà trường đang và sẽ tiếp tục triển khai phương pháp đào tạo trên với tất cả các ngành nghề, hệ đào tạo còn lại, đồng thời có chủ trương lập dự án đầu tư trang thiết bị đủ để triển khai theo chương trình CBTA nói trên để đáp ứng nhu cầu đào tạo gắn với thực tiễn của doanh nghiệp hiện nay".
Các trường cũng như các doanh nghiệp có tư thế chủ động đến với nhau để hai bên có được điều kiện thực hiện tư vấn về chương trình cũng như thiết bị cho phù hợp. Bên doanh nghiệp cũng sẽ nhận được các kỹ thuật viên có trình độ tương ứng để giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục. Những đội ngũ thực hiện công việc ở doanh nghiệp được đào tạo bài bản trong lĩnh vực logistics.
Tham gia chương trình với vai trò là Giám khảo đánh giá học viên mô đun Vận hành xe nâng, ông Quách Minh Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên Việt logistic nhận xét: "Tôi thật sự rất hài lòng với phương pháp này và chất lượng đào tạo của khoá học. Các học viên đã hoàn thành được hầu như các tác nghiệp cơ bản, tuân thủ đúng quy trình an toàn vận hành xe nâng. Khả năng điều khiển và vận hành xe nâng mạnh mẽ và chính xác, quản lý được trọng tải. Kỹ năng quan sát và đánh giá tình huống để đưa ra các quyết định an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành, phản ứng đúng các nguy cơ và thách thức trong môi trường làm việc. Mô hình đào tạo có kết hợp doanh nghiệp tốt cho cả hai phía. Phía nhà trường sẽ nắm bắt được hơi thở của môi trường lao động quốc tế và các bạn cũng bám sát được nhu cầu của doanh nghiệp đang yêu cầu. Chương trình ngày càng gần với yêu cầu thực tiễn, học viên tốt nghiệp sẽ rút ngắn được thời gian làm quen với công việc. Đối với doanh nghiệp, chúng tôi sẽ có nguồn nhân lực có sẵn và khá gần với nhu cầu chúng tôi cần có".
Sau phần thi sát hạch tốt nghiệp, chị Đỗ Thu Trang - giảng viên khoa kinh tế Trường cao đẳng hàng hải 1 chia sẻ: "Khoá học CTBA với tôi thật sự rất bổ ích. Qua khóa học, tôi đã tự tin sử dụng được thiết bị xe nâng, một trong những thiết bị từ trước đến nay, tôi cho rằng chỉ phù hợp với nam giới. Nhờ sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô trong dự án và các doanh nghiệp, tôi đã có thể vận hành xe nâng trơn tru và an toàn"./.
Thảo Lan
Từ khóa:
Úc và Việt Nam
ngành logistics
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
Trường cao đẳng Hàng Hải 1
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
Quảng Ninh đào tạo nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
06-11-2024 16:05 52
-
Hợp tác, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại TP.HCM
22-12-2024 17:42 51
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37
-
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
04-12-2024 13:44 13
-
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
16-12-2024 10:43 50
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00