Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng cho 22.500 người, trong đó: Trình độ cao đẳng: 1.600 người (Chương trình chất lượng cao 300 người), Trình độ trung cấp: 5.500 người, Trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng: 15.400 người; trong đó, đào tạo nghề theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ là 961 người. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,8%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 38,7%.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Vĩnh Phúc đã đề ra một loạt các hoạt động, giải pháp cần tập trung thực hiện trong năm 2024. Đó là, tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giáo dục nghề nghiệp. Phát triển chương trình, giáo trình, ngành, nghề đào tạo. Nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ, hàng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Cùng với đó, Sở tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Cụ thể, về thực hiện chính sách tuyển sinh, đào tạo, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng, UBND các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Việc đặt hàng đào tạo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/QĐ-TTg ngày 10/4/2019 của Chính phủ ban hành Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Phòng LĐTBXH là cơ quan thường trực và trực tiếp đặt hàng đào tạo và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện việc dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động tại địa phương. Tổng hợp kết quả chung về đào tạo nghề trên địa bàn huyện, thành phố. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp đặt hàng đào tạo và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động tại địa phương. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp gửi về Phòng LĐTBXH huyện, thành phố để tổng hợp báo cáo Sở LĐTBXH và UBNB tỉnh; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) để theo dõi.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, các ban ngành và cơ sở đào tạo nghề sẽ thực hiện theo Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 12/KH-SLĐTBXH ngày 17/01/2023 của Sở Lao động-TB&XH về việc thực hiện Đề án hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, chương trình chất lượng cao, năm 2024, Vĩnh Phúc tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng chương trình chất lượng cao theo Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” được ban hành kèm theo Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đại trà, trình độ cao đẳng chương trình chất lượng cao làm việc trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 21/12/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025.
Bên cạnh việc thực hiện các chính sách trên, Vĩnh Phúc còn đẩy mạnh thực hiện tuyển sinh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo thông qua việc Sở L ĐTBXH cùng các ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo nghề khảo sát nhu cầu lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ tại các xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, tư vấn những ngành nghề phù hợp và thiết thực gắn với cuộc sống, công việc của lao động nông thôn.
Đồng thời các trường cao đẳng, trung cấp cũng triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục định hướng nghề nghiệp, phối hợp phân luồng học sinh THCS, THPT tham gia học các trình độ giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các đối tượng theo đúng quy mô tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo. Đặc biệt đẩy mạnh hoạt động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm sau đào tạo; liên kết với các trường đại học, trường cao đẳng chất lượng cao trong nước để tổ chức tuyển sinh, đào tạo các ngành, nghề, trình độ đào tạo theo nhu cầu xã hội và của tỉnh; các ngành, nghề mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
cũng chỉ đạo tăng cường vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, chủ động phối hợp với các sở ngành, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động.
Với một loạt các hoạt động, giải pháp trong công tác giáo dục nghề nghiệp được đề ra trong năm 2024 nói trên, Sở LĐTBXH đề nghị các phòng, đơn vị thuộc Sở; UBND các huyện, thành phố; các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện./.
Minh Hằng
-
Hanoi Bartender Cup 2024: Sân chơi của những người trẻ đam mê nghề pha chế
24-12-2024 09:54 30
-
Quảng Ninh đào tạo nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
06-11-2024 16:05 52
-
Hợp tác, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại TP.HCM
22-12-2024 17:42 51
-
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
16-12-2024 14:46 37
-
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
04-12-2024 13:44 13
-
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
16-12-2024 10:43 50