Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực
Quang cảnh hội thảoNgày16/6, tại Hà Nội, Tổng cục GDNN (Bộ Lao động - TBXH) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và GIZ tổ chức hội thảo “Định hướng xây dựng chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 – 2030. Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH Lê Quân dự và chủ trì hội thảo. Tham gia hội thảo là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực GDNN trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Lê Quân phát biểu khai mạcPhát biểu khai mạc, Thứ trưởng Lê Quân, cho rằng: Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế không còn là bài toán của một quốc gia mà là bài toán của toàn cầu. Cùng với đó là vấn đề di cư lao động đã tạo ra những dòng chuyển dịch các nguồn lực, tạo nhiều cơ hội việc làm cũng như dịch chuyển lao động giữa các quốc gia. Khi đó, bài toán đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu quốc tế.
Lãnh đạo Tổng cục GDNN chủ trì phần tham luận tại hội thảo“Lao động trong nước phải cạnh tranh với lao động nước ngoài ngay chính trên sân nhà. Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Cách mạng công nghệ 4.0 làm thay đổi tư duy hiện tại về nghề nghiệp. Nhân công của một số ngành nghề sẽ được thay thế bởi các thiết bị tự động hóa song cũng sẽ xuất hiện những ngành nghề mới chưa từng có… Do đó, định hướng xây dựng chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030 phải được nhìn nhận trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực, vấn đề di cư lao động và già hóa dân số” – Thứ trưởng Lê Quân nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quang Việt, Viện trưởng Viện Khoa học GDNN (thuộc Tổng Cục GDNN) tham luận về quan điểm xây dựng chiến lược Theo Thứ trưởng Lê Quân, Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - TBXH đã ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng năm 2030; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Trong đó, cách tiếp cận về phát triển nguồn nhân lực luôn gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn mới phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển của triển ngành nói riêng. Và GDNN không thể nằm ngoài Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2021 – 2030.
Bà Valentina Barcucci, Chuyên gia kinh tế lao động - Phó Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam
Bà Britta van Ercke, Phó Giám đốc Chương trình GIZ, Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam tham góp quan điểm về xây dựng Chiến lược GDNN
Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, khu vực thông qua việc ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới. Chính vì vậy, nhu cầu về lao động có sự thay đổi rõ ràng: lao động tri thức, có kỹ năng hay chất lượng cao sẽ thay thế cho lao động phổ thông giá rẻ, năng suất thấp. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý. Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định tại Chương IV Giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề mở rộng nhiều vấn đề ngoài Luật Giáo dục nghề nghiệp về học nghề, tập nghề, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động... Cùng với thời kỳ dân số vàng là cơ hội vàng cho GDNN hiện nay có thể phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Ông Phạm Mạnh Thủy, Trưởng Ban phát triển nhân lực và xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tham luận tại hội thảo
Hội thảo Định hướng xây dựng Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030
được tổ chức trong bối cảnh trong nước và quốc tế mang tới nhiều thời cơ, đồng thời cũng có nhiều thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp; đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp Việt Nam phải đổi mới, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với các thay đổi của thời đại, coi trọng đào tạo chất lượng cao, tiếp cận chuẩn khu vực, quốc tế, đồng thời dễ tiếp cận cho mọi người, đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Việc này, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Do đó, để thực hiện được mục tiêu trên, việc xây dựng một Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp thật bài bản, khả thi theo hướng tiếp cận thị trường lao động là hết sức cần thiết.
PGS. TS Trần Quốc Toản (chuyên gia) tham luận tại hội thảo
Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục GDNN Dương Đức Lân chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảoHội thảo là diễn đàn mở để trao đổi, thảo luận, phân tích và từng bước xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp cho giai đoạn tới. Hội thảo cũng tập trung phân tích về cung cầu kỹ năng trên thị trường lao động hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với dự báo nhu cầu nhân lực bậc giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 – 2030; đồng thời, các chuyên gia quốc tế từ GIZ báo cáo kết quả phỏng vấn các bên liên quan trong triển khai Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020. Các hội thảo tiếp theo sẽ tập trung vào các vấn đề chuyên môn, cụ thể để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030.
Hội thảo cũng đã nhận được nhiều bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các tổ chức quốc tế. Nhiều tham luận thể hiện kết quả nghiên cứu, cập nhật về kinh nghiệm và các mô hình quản lý GDNN tiên tiến trên thế giới, làm bài học vận dụng vào mô hình quản lý GDNN tại Việt Nam. Các bài viết phần nào làm rõ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đột phá chiến lược, rất hữu ích cho việc Xây dựng Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030./.
Chí Tâm