Yên Bái đẩy mạnh chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động
(LĐXH)- Thông tin từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: Giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 75.564 người (bình quân 18.890 người/năm). Trong đó: Từ phát triển kinh tế - xã hội 43.297 người; vốn vay giải quyết việc làm 6.870 người; xuất khẩu lao động 4.493 người; cung ứng lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 20.904 người.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với các lao động tại khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Yên Bái còn tiếp tục đầu tư, củng cố, mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, nhất là Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, Yên Bái còn làm tốt công tác tuyên truyền nhằm thay đổi và từng bước nâng cao nhận thức của lao động là người nghèo, người dân tộc thiểu số về đào tạo nghề.
Giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo cho 80.923 người, trong đó: trình độ cao đẳng 6.018 người; trình độ trung cấp 11.025 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 63.880 người (trong đó: hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 là 20.874).Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 70%
Đã có nhiều lao động là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học nghề được hỗ trợ các chế độ theo quy định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt trên 60%, trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo ước đạt 29,4%.
Đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 75.564 người (bình quân 18.890 người/năm), trong đó: Từ phát triển kinh tế - xã hội 43.297 người; vốn vay giải quyết việc làm 6.870 người; xuất khẩu lao động 4.493 người; cung ứng lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 20.904 người.
Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Quyết định 1076/QĐ-UBND ngày 28/6/2018), năm 2019, toàn tỉnh đã chuyển dịch được 6.372 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đầu năm 2016, tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh chiếm 69,44% so với tổng số lao động hoạt động kinh tế, đến cuối năm 2019, tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh chiếm 61,61% so với tổng số lao động hoạt động kinh tế (giảm 7,83% so với năm 2016).Một buổi tư vấn học nghề của Trung tâm DVVL tỉnh Yên Bái
Với mục tiêu tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, thời gian tới, Yên Bái sẽ tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu như: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và việc làm; thực hiện tốt việc giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp, tuyển dụng lao động tốt nghiệp các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách đặc thù của tỉnh giai đoạn 2021-2025 trong năm 2020 để thực hiện Đề án Chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm khuyến khích chyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tập trung hỗ trợ đối với doanh nghiệp được tỉnh thu hút đầu tư, doanh nghiệp thuộc lĩnh vưc công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ; hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt hàng đào tạo theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo cho lao động đi xuất khẩu lao động.
Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo, chú trọng liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng đào tạo; chỉ đạo, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đúng quy định về liên kết đào tạo nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư, tăng cường mối liên hệ hỗ trợ đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục cho phép các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh tham gia liên kết ở những ngành nghề tỉnh có nhu cầu.
Tăng cường thông tin thị trường lao động; tổ chức hiệu quả các phiên giao dịch việc làm tại các địa phương và tại một số trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đào tạo nghề, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, tăng cường kiểm tra hoạt động đào tạo nghề, hoạt động liên kết đào tạo; kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động của các địa phương./.
Hồng Minh
Từ khóa:
-
Trường Trung cấp Lục Yên gắn đào tạo với giải quyết việc làm
26-11-2024 14:10 53
-
Trường đại học Lao động - Xã hội và Công ty Cổ phần Phát triển Liên Việt ký kết bản ghi nhớ hợp tác nhằm thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam
26-11-2024 10:31 07
-
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
25-11-2024 19:40 02
-
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Trường Cao đẳng nghề TP.HCM đã đạt chuẩn kiểm định
18-11-2024 11:01 13
-
Khởi động Chương trình INTENSE: Cơ hội học tập việc làm cho sinh viên Việt Nam
18-11-2024 10:56 45
-
Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 – 2025
15-11-2024 13:33 00