Yên Bái khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, phối hợp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH)- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái đã tích cực triển khai hoạt động liên kết đào tạo, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, qua đó tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo ngày càng tăng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Triển khai công nhận năng lực người học, người lao động đã tích luỹ từ học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế theo quy định; xây dựng chuẩn bảo đảm chất lượng và chuẩn hóa phương thức đào tạo trực tuyến và kiểm tra, đánh giá người học theo hướng hiện đại; giáo dục toàn diện, chú trọng đến phát triển phẩm chất và hình thành các kỳ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số; đổi mới phương pháp đào tạo, đánh giá trình độ ngoại ngữ cho người học ứng dụng thực tiễn nghề nghiệp; xây dựng, triển khai các mô hình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương tổ chức nhiều Ngày hội tư vấn tuyển sinh - việc làm; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức công tác kết nối, làm việc giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh… Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng mối quan hệ công tác, kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở LĐTBH&XH đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp tăng cường thời gian thực hành, thực tập để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người học, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Hiện đã hình thành các mô hình liên kết hiệu quả giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp gồm: Mô hình liên kết đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (Trường Cao đẳng nghề Yên Bái, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ); mô hình liên kết thực tập kết hợp với thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp gắn với tuyển dụng (Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ); mô hình liên kết thực tập kết hợp với tuyển dụng (các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh).
Các doanh nghiệp đã phối hợp, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, nhu cầu tuyển dụng, ngành nghề tuyển dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả công cho nhà giáo, học sinh, sinh viên khi tham gia thực tập, thực hành tại doanh nghiệp và làm ra sản phẩm, tạo ra hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; ký hợp đồng tuyển dụng học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Cụ thể: Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đã ký hợp đồng phối hợp đào tạo và cung ứng lao động cho hơn 30 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước. Trường ký liên kết đào tạo cung ứng lao động cho 10 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; ký hợp đồng hợp tác với 02 bệnh viện; 08 trung tâm y tế trong tỉnh; ký hợp đồng với 01 công ty xuất khẩu lao động đào tạo nghề điều dưỡng với kết hợp với học ngoại ngữ nhằm cung ứng lao động phục vụ xuất khẩu lao động sang các thị trường Nhật Bản, Đức.Một lớp đào tạo học viên đi xuất khẩu lao động
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đã ký hợp đồng với 15 công ty, doanh nghiệp; trong đó đã liên kết với Công ty TNHH May và Thương mại Việt Thành (Bắc Ninh), Công ty May 10 (Hà Nội) cho các em học sinh đi thực tập tại doanh nghiệp, đồng thời tổ chức thi tốt nghiệp hệ trung cấp cho các em học sinh tại doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập thực tế tại doanh nghiệp; các em học sinh được doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn, tiền ở và trả tiền công theo sản phẩm làm ra, bình quân mỗi em học sinh trong thời gian thực tập có thu nhập từ 3,5 - 4,0 triệu đồng/tháng.
Trường Trung cấp Lục Yên ký hợp đồng liên kết, phối hợp đào tạo và cung cứng lao động với 07 công ty, doanh nghiệp. Trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái đã ký hợp đồng liên kết, phối hợp đào tạo và cung cứng lao động với 07 công ty, doanh nghiệp.
Thông qua các hợp đồng ký kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên được bố trí thực tập, đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đều sẵn sàng cam kết tạo việc làm đầu ra cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp khi thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh đầu vào.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp, liên kết với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động về việc đánh giá người học sau khi tốt nghiệp và được tuyển dụng về khả năng đáp ứng công việc nhằm điều chỉnh chương trình, phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng với nhu cầu của người sử dụng lao động. Khoảng trên 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm./.
Hà Anh
Từ khóa:
-
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
22-11-2024 18:20 48
-
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Dũng thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Quảng Nam
19-11-2024 09:19 32
-
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II chuyển đổi mạng mẽ sang mô hình đào tạo kép và chuyển chuyển đổi số
21-11-2024 08:58 45
-
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
10-10-2024 09:31 40
-
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
17-11-2024 09:46 36
-
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
16-11-2024 17:19 24