Theo đó, tỉnh tăng cường các giải pháp hướng tới mục tiêu 92-90-90 về phòng, chống HIV/AIDS; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở tỉnh dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người nhiễm HIV đủ điều kiện trị theo hướng dẫn điều trị quốc gia được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV với tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền; tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 70%; 90% người dân trong độ tuổi từ 15-49 có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và 80% người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử vời người lây nhiễm HIV; 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế; khống chế tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 20%.
Về ma túy, tỉnh Bạc Liêu phấn đấu không để phát sinh tụ điểm phức tạp mới; 100% người đã hoàn thành cai nghiện ma túy được quản lý, tư vấn, giám sát với các hình thức phù hợp; 100% người cai nghiện ma túy có nhu cầu học nghề được tư vấn và đào tạo nghề; từ 5% người sau cai nghiện ma túy trở lên có nhu cầu được đào tạo việc làm, vay vốn; có từ 70% trở lên cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý cai nghiện được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực…
Về mại dâm, tỉnh phấn đấu không để phát sinh tụ điểm mại dâm mới, giảm 50% số tụ điểm phức tạp về mại dâm trong năm 2021; 100% cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở các cấp được tập huấn về năng lực điều hành, phối hợp, kỹ năng tư vấn, tiếp cận đối tượng; 100% người bán dâm hoàn lương có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp xã hội.
Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh có hơn 1.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh mại dâm; có khoảng 100 người bán dâm, đa số là người ở địa phương khác đến, thường núp bóng dưới dạng nhân viên, tiếp viên trong các cở sở này. Tình hình hoạt động mại dâm có lúc vẫn còn diễn biến phức tạp; mại dâm có xu hướng len lỏi về vùng nông thông; gái bán dâm ngày càng trẻ hóa về độ tuổi. Trong khi đó, phương thức hoạt động mại dâm rất đa dạng, tinh vi, với nhiều hình thức trá hình, chủ yếu là trong số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh như khách sạn, nhà trọ, massage, karaoke, quán nhậu, tiệm cắt tóc, gội đầu có nữ tiếp viên…
Về công tác cai nghiện, trong giai đoạn 2016-2020, Cơ sở cai nghiện ma túy đã tiếp nhận 987 học viên, trong đó có 188 học viên tự nguyện. Số lượng học viên hết thời gian và ra khỏi cơ sở cai nghiện là 624 học viên (có 193 hoc viên tự nguyện). Cán bộ cơ sở đã tư vấn, hướng dẫn cho người sau cai nghiện, gia đình, chính quyền địa phương về kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai ngiện, cũng như kết nối với các dịch vụ trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, điều hành, nguồn lực…
Người nhiễm HIV không chỉ tập trung ở những người nghiện chích ma túy, mại dâm mà có xu hướng thay đổi, như gia tăng qua quan hệ tình dục đồng giới nam ngày càng phát hiện nhiều trường hợp ở độ tuổi rất trẻ (chiếm tỷ lệ từ 20% - 30% trong tổng số người nhiễm HIV của tỉnh).
Thu Hà
-
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An
25-12-2024 16:52 58
-
Hiệu quả mô hình “Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng” ở Đồng Nai
23-12-2024 16:37 15
-
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm liên tiếp
25-12-2024 16:19 46
-
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
20-12-2024 12:36 14
-
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
16-12-2024 12:29 41
-
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
25-12-2024 10:42 32