Bình Thuận: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo năm 2024
(LĐXH) - Từ ngày 20/6-28/6/2024, Sở Lao động – TBXH tỉnh Bình Thuận đã tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 830 đại biểu là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã và rà soát viên thôn, khu phố của 10 huyện, thị xã, thành phố để triển khai các nội dung liên quan đến công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 và hướng dẫn các văn bản của Trung ương để triển khai thực hiện 05 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn tỉnh.
Để công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2024 của tỉnh được triển khai đúng quy trình và thời gian theo quy định của Chính phủ, thì công tác chuẩn bị ban đầu trước khi triển khai thực hiện là rất cần thiết. Đồng thời, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 05 dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, đảm bảo theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh thì cần phải có phương pháp, các bước thực hiện của từng dự án, tiểu dự án của chương trình; chính vì vậy, Sở Lao động – TBXH cần phải tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã và rà soát viên thôn, khu phố năm 2024.
Nội dung chính của 03 lớp tập huấn nhằm hướng dẫn những vấn về liên quan đến công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2024; qua đó, giúp cho các rà soát viên nhận diện bộ công cụ để tiến hành rà soát, xác định các tiêu chí quy định về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, đưa ra các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt, từ đó giúp cho việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình được đảm bảo chính xác hơn.
Đối với việc hướng dẫn triển khai thực hiện 05 Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tập trung vào phương pháp, nội dung các bước triển khai thực hiện từng dự án. Trong đó, tập trung đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, cận nghèo, triển khai có hiệu quả các mô hình sinh kế tại cộng đồng, dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; thúc đẩy hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia phát triển kinh tế theo hình thức kinh tế tập thể (tổ nhóm, hợp tác xã) gắn kết cộng đồng, phát huy nội lực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu, đủ điều kiện đều được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm… góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Cụ thể đối với Dự án 2- Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Tiểu dự án 1 của Dự án 3- Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, các đại biểu được hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 26/01/2024 của HĐND tỉnh Bình Thuận về quy định một số nội dung, định mức chi ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và phát triển sản xuất cộng động thuộc nội dung các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 16 ngày 16/5/2024 của UBND tỉnh Bình Thuận về ban hành Quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án trong hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc nội dung các Chương trình.
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững phân bổ cho tỉnh Bình Thuận năm 2022 là 25,29 tỷ đồng; năm 2023 là 61,48 tỷ đồng; năm 2024 là 59,47 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, Bình Thuận tập trung thực hiện các dự án gồm: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Trong đó đối với Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình thuộc Dự án 7, tổng vốn giao năm 2022 là 2,468 tỷ đồng, đã giân ngân 2,21 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch vốn giao. Năm 2023, tổng vốn giao là 3,873 tỷ đồng, đã giân ngân 2,59 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch vốn giao. Năm 2024, tỉnh đang tập trung thực hiện./.
Thu Hương
Từ khóa:
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55