Theo Dự thảo, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021, nếu có từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được bù một khoản tiền vào lương để đảm bảo công bằng (sau năm 2021 sẽ không điều chỉnh cấp bù lương hưu).
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên sẽ có mức điều chỉnh khác nhau, tùy thuộc vào số năm đóng (mỗi bậc chênh nhau 6 tháng); và mức cấp bù giảm dần tới năm 2021. Với mức cấp bù cao nhất là 12,31%, thấp nhất là 0,27%.
Cụ thể, nếu lao động nữ nghỉ hưu có 20 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2018 sẽ được tăng thêm lương 7,27%, nghỉ năm 2019 tăng thêm 5,45%, nghỉ năm 2020 tăng thêm 3,64%, nghỉ năm 2021 tăng thêm 1,82%; Nếu lao động có 22 năm 7 tháng tới 23 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2-18 sẽ được tăng thêm 10,49% lương hưu, nghỉ năm 2019 tăng thêm 7,87%, nghỉ năm 2020 tăng thêm 5,25%, nghỉ năm 2021 tăng thêm 2,62%;
Nếu lao động nữ có 26 năm 7 tháng - 27 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2018 sẽ được tăng thêm 6,96% tiền lương hưu, nghỉ năm 2019 tăng thêm 5,22%, nghỉ năm 2020 tăng thêm 3,48%, nghỉ năm 2021 tăng thêm 1,74%... (chi tiết theo bảng dưới):
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên sẽ có mức điều chỉnh khác nhau, tùy thuộc vào số năm đóng (mỗi bậc chênh nhau 6 tháng); và mức cấp bù giảm dần tới năm 2021. Với mức cấp bù cao nhất là 12,31%, thấp nhất là 0,27%.
Cụ thể, nếu lao động nữ nghỉ hưu có 20 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2018 sẽ được tăng thêm lương 7,27%, nghỉ năm 2019 tăng thêm 5,45%, nghỉ năm 2020 tăng thêm 3,64%, nghỉ năm 2021 tăng thêm 1,82%; Nếu lao động có 22 năm 7 tháng tới 23 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2-18 sẽ được tăng thêm 10,49% lương hưu, nghỉ năm 2019 tăng thêm 7,87%, nghỉ năm 2020 tăng thêm 5,25%, nghỉ năm 2021 tăng thêm 2,62%;
Nếu lao động nữ có 26 năm 7 tháng - 27 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2018 sẽ được tăng thêm 6,96% tiền lương hưu, nghỉ năm 2019 tăng thêm 5,22%, nghỉ năm 2020 tăng thêm 3,48%, nghỉ năm 2021 tăng thêm 1,74%... (chi tiết theo bảng dưới):
Khoản cấp bù trên vẫn được thực hiện sau khi điều chỉnh tăng lương hưu với tất cả nhóm đối tượng từ ngày 1/7/2018, và người nghỉ hưu được truy lĩnh những tháng chưa được tính bù. Toàn bộ tiền cấp bù lương được lấy từ Quỹ BHXH.
Theo Luật BHXH, từ 1/1/2018, lao động nữ nghỉ hưu muốn hưởng mức lương hưu tối đa (bằng 75% lương đóng BHXH) phải tăng thêm 5 năm đóng BHXH (từ 25 năm lên 30 năm ngay lập tức), trong khi áp dụng với nam theo lộ trình tăng dần tới năm 2021. Điều này khiến lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 bị giảm mức lương so với người nghỉ trước đó từ 1-10%, và giảm so với nam từ 1-2%. Theo tính toán của BHXH Việt Nam, số lao động nữ nghỉ hưu chịu thiệt thòi khoảng 91.100 người.Bộ LĐ-TB&XH tính toán, với cách tính bù lương như trên, mỗi năm sẽ phát sinh thêm nhu cầu kinh phí thực hiện, cụ thể: Năm 2018 thêm khoảng 27,8 tỷ đồng; năm 2019 khoảng 23,7 tỷ đồng; năm 2020 khoảng 18,1 tỷ đồng; năm 2021 khoảng 10,3 tỷ đồng. Tổng cộng, khoảng 80 tỷ đồng.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Nghị định có hiệu lực từ 1/10/2018, người lao động được truy lĩnh những tháng chưa được cấp bù.
PV