Cà Mau chú trọng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp
(LĐXH) - Thời gian qua, cùng với việc thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh Cà Mau còn giải quyết kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), giúp người lao động ổn định cuộc sống, sớm tái hòa nhập với thị trường lao động.
Xác định công tác tuyên truyền, hướng dẫn BHTN là công tác trọng tâm trong việc thực hiện chính sách BHTN, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã chủ động thực hiện công tác tuyên truyền tới người lao động bằng nhiều hình thức như: Thực hiện các phóng sự truyền hình, bài viết tuyên truyền qua báo chí, treo các bảng pano tuyên truyền, phát tờ rơi, lồng ghép vào các cuộc tuyên truyền về sàn giao dịch việc làm thông qua các hình thức phát thanh lưu động, kết nối Website, Zalo, trang thông tin điện tử thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội…
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm DVVL Cà Mau đã in 10.000 bìa hồ sơ trợ cấp thất nghiệp; cấp phát gần 10.110 tờ rơi tuyên truyền về chính sách BHTN; tổ chức đăng tải 16 tin bài tuyền truyền về chính sách BHTN; tham mưu ban hành điều chỉnh không bảo lưu 592 Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp có thời gian đóng trên 144 tháng. Đặc biệt, từ ngày 30/6/2023, Trung tâm triển khai hướng dẫn người lao động tương tác các phần mềm Chatbot qua zalo, facebook để nhắc nhở và hướng dẫn người lao động tiếp nhận hồ sơ, thông báo nhận kết quả và các hoạt động tìm kiếm việc làm hàng trên các phần mềm nói trên. Đồng thời, kết nối phần mềm BHTN và phần mềm Ioffice để thực hiện việc ký số hồ sơ BHTN.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHTN, Trung tâm DVVL Cà Mau còn tích cực tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề miễn phí cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động thất nghiệp. Tính từ đầu năm đến nay (5/12/2023), đơn vị đã tiếp nhận 9.688 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (nộp trực tuyến trên cổng DVCQG: 90 hồ sơ, cổng tỉnh Cà Mau: 7.182 hồ sơ). Trong đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tiến hành trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 8.949 lượt người với kinh phí gần 148 tỷ đồng.
Song song với việc hỗ trợ người lao động hưởng chính sách BHTN, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề được Trung tâm thực hiện xuyên suốt trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động bị thất nghiệp nếu có nguyện vọng học nghề đều được hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật. Tính đến ngày 5/12/2023, Cà Mau có 44.891 lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm; 71 lượt người có quyết định hỗ trợ học nghề với kinh phí 433,5 triệu đồng. 52 người bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; 276 người chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (123 người chuyển đi; 153 người chuyển đến); 179 lượt tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; 81 người tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; 7.754 người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức 14/14 phiên giao dịch việc làm dành cho lao động thất nghiệp, đạt 100% kế hoạch, thu hút được 809 lao động tham gia.
Theo Giám đốc Trung tâm DVVL Quách Thanh Thoảng, trong thời gian tới, Cà Mau tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm thực hiện chính sách BHTN đáp ứng nhu cầu tiếp cận kịp thời ứng dụng công nghệ số vào thực thi nhiệm vụ việc tổ chức thực hiện. Theo đó, đơn vị sẽ tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với - hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách báo hiểm thất nghiệp đến với người lao động, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phát huy hơn nữa các loại hình thông tin, tuyên truyền như tự ván qua điện thoại, email, các trang thông tin điện tử và các buổi tư vấn trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm.
Đơn vị cũng sẽ chủ động liên hệ, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhiều ngành nghề phù hợp để người lao động lựa chọn, giúp cho người lao động thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động, ổn định cuộc sống. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị đào tạo nghề, trường dạy nghề nhằm giúp cho người lao động có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề để tham gia vào thị trường lao động mới.
Thục Quyên
Từ khóa:
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động
11-11-2024 11:03 25
-
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
08-11-2024 17:15 06
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48
-
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
03-10-2024 15:25 42
-
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
26-07-2024 12:46 25