Trong đó: Chi hỗ trợ đợt 1, tính đến ngày 14/9/2021 tỉnh Cà Mau đã thực hiện hoàn thành 10/12 nhóm. Tổng số người hưởng hỗ trợ được duyệt là 52.492 người, số tiền 39,180 tỷ đồng. Đã chi 49.931 người, số tiền 34,939 tỷ đồng, kết quả chi đạt 95,12%/tổng số người được duyệt. Còn lại nhóm 3 và 5 chưa có hồ sơ.
Chi hỗ trợ đợt 2, tính từ ngày 15/9/2021 đến nay, tiếp tục thẩm định trình hồ sơ bổ sung gói hỗ trợ của Trung ương và mở rộng lao động tự do (đợt 2, theo quyết định 1712/QĐ-UBND) của tỉnh, số lượng đã tiếp nhận, trình 82.883 lao động. Kết quả, số người được duyệt 42.734 người (trong đó nhóm TW hỗ trợ là 477 người); khẩu nghèo, khẩu cận nghèo được phê duyệt 40.136 người, số tiền 20,068 tỷ đồng.
12 nhóm được hỗ trợ cụ thể:
Nhóm 1: Về chính sách giảm mức đóng BH tai nạn, bệnh nghề nghiệp, kết quả đã thực hiện cho 1.720 đơn vị, trên 36.905 người, kinh phí giảm 12.401.000.000 đồng, đạt tỷ lệ 100%.
Nhóm 2: Về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, đã hỗ trợ 16 người, tổng số tiền 18.824.000 đồng (nhóm này đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện).
Nhóm 3: Về hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động (chưa có hồ sơ đề nghị). Tỉnh đã đã ban hành văn bản triển khai đến doanh nghiệp, đơn vị, tuy nhiên đến nay chưa có hồ sơ đề nghị. Nguyên nhân là do doanh nghiệp thực hiện phương án làm việc “3 tại chỗ”, tập trung công tác phòng chống dịch chưa chưa có kế hoạch đào phối hợp đào tạo lại lao động thời điểm này, chưa thay đổi cơ cấu công nghệ.
Nhóm 4: Về tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, đã chi hỗ trợ cho 378 lao động, số tiền 1.420.930.000 đồng, đạt 100% kế hoạch.
Nhóm 5: Về chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc, chưa có hồ sơ đề nghị. Lý do là từ khi dịch bệnh bùng phát cho đến nay chưa có khu cách ly phong tỏa. Dự kiến thời gian tới sẽ có phát sinh bởi từng lúc phát hiện nhiều ổ dịch.
Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh trao tiền hỗ trợ cho người dân khó khăn do dịch Covid - 19 tại huyện Trần Văn Thời
Nhóm 6: Về chính sách hỗ trợ lao động chấm dứt hợp đồng lao động, đã hỗ trợ 07 người, tổng số tiền 25.970.000 đồng. Doanh nghiệp phần lớn chỉ thỏa thuận với lao động nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng chính sách do chưa đóng BHTN, một số lao động hoạt động công nhật nghỉ việc chuyển sang hưởng chính sách lao động tự do.
Nhóm 7: Về chính sách hỗ trợ thêm tiền ăn trẻ em điều trị Covid-19. Tính đến nay, đã hỗ trợ 247 trẻ em, số tiền 247.000.000 đồng. Dự kiến nhóm này sẽ còn phát sinh vì tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, còn nhiều đối tượng F1, F0.
Nhóm 8: Về hỗ trợ người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0, F1).
Kết quả: Thực hiện 1.288 đối tượng F1, số tiền 1.506.241.000 đồng. Dự kiến nhóm này sẽ còn phát sinh vì tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, còn nhiều đối tượng F1, F0.
Nhóm 9: Về hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch: Đã hỗ trợ 37 người hoạt động nghệ thuật, tổng số tiền 137.270.000 đồng, nhóm này đã hoàn thành. (Trong đó 14 người lao động là hướng dẫn viên du lịch)
Nhóm 10, về hỗ trợ hộ kinh doanh: Kết quả thực hiện, hỗ trợ cho 1.763 hộ, với số tiền 5.289.000.000 đồng, cơ bản hoàn thành.
Nhóm 11: Vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, đã hỗ trợ 4 doanh nghiệp, 214 lao động, số tiền 830.060.000 đồng, cơ bản hoàn thành. Dự kiến còn phát sinh vì thời gian giãn cách kéo dài tác động khó khăn đến doanh nghiệp.
Nhóm 12: Về lao động không có giao kết hợp đồng LĐ (lao động tự do): Kết quả đã Phê duyệt hỗ trợ cho 54.371 người, số tiền 81.556.500.000 đồng. Nhóm này đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện.
Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh trao tiền hỗ trợ cho người dân khó khăn do dịch Covid - 19 tại huyện Trần Văn Thời
Đến cứu trợ cho người dân khó khăn
Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu và trình kế hoạch cứu trợ cho người dân khó khăn trên địa bàn như: Cấp phát gạo cứu trợ đột xuất cho người dân tình đến ngày 27/9/2021: đã tiếp nhận 985.000/985.000 kg (đạt 100%) và đã triển khai đến nay 9/9 huyện, thành phố Cà Mau đã cấp hoàn thành 985.000/985.000kg, đạt 100% tổng số gạo đã tiếp nhận (đợt 1). Đồng thời, phối hợp với Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu – Cà Mau hỗ trợ người dân mắc kẹt ngoài tỉnh về địa phương.
Tính đến 14/9, Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu – Cà Mau cung cấp danh sách 04 lần là 11.186 người, qua rà soát số lượng thực tế của các huyện, thành phố Cà Mau tổng cộng 04 lần là 8.672 người và đã báo cáo danh sách về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau. Kết quả hỗ trợ đột 4, tính đến ngày 15/9/2021: đã chuyển hỗ trợ 1.290/1.454 công dân tại Bình Dương và Đồng Nai với số tiền 1.000.000 đồng/công dân. Riêng 2.338 công dân tại TPHCM, Sở đề xuất hỗ trợ 500.000 đồng và 10 kg gạo + thực phẩm cho mỗi công dân.
Riêng đợt 4 lần 2 và đợt 4 lần 3: có 3.588 người Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam đang rà soát để hỗ trợ mỗi công dân: 500.000 đồng
Đối với người dân trong tỉnh, qua rà soát, Sở còn phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các Hội đoàn thể tiến hành rà soát: 11.981 trường hợp. Trong đó, đã hỗ trợ cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện gặp khó khăn với trên 30.000 lượt người/6 đợt hỗ trợ tổng trị giá 9,5 tỷ đồng. Trong đó, 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ gạo và nhu yếu phẩm thiết yếu.
Cà Mau: Cơ bản hoàn thành hỗ trợ cho các nhóm đối tượng theo NQ 68 của Chính phủ
Ngoài ra, Sở còn phối hợp các đơn vị có liên quan đã xây dựng phương án và đón công dân tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai đón thành công (đợt 1) và (đợt 2) với tổng số công dân được đón về tỉnh (bao gồm đợt 1) là 405 người. Đồng thời, đón công dân đợt 3 với khoảng 200 người, đối tượng là phụ nữ mang thai trên 32 tuần, người đi khám bệnh đã xuất viện nhưng chưa về được và đã hết kinh phí sinh hoạt; người không có tiền sinh hoạt, không có nơi trọ, phải ở tạm bợ nơi công cộng như vỉa hè, gần cầu, công viên....
Hiện Sở đã ban hành Công văn 2231 đề nghị các huyện/TP phối hợp rà soát thông tin công dân Cà Mau tại TpHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống, gửi về Sở trước 13 giờ ngày 28/9/2021. Dự kiến ngày 29/9 sẽ hoàn chỉnh Kế hoạch và báo cáo danh sách về UBNND tỉnh.Đồng thời, rà soát khẩu nghèo, cận nghèo hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ test nhanh y tế theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ Test xét nghiệm COVID-19 cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Theo đánh giá của Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh: Để đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp đồng thuận của các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, mặc dù bị tác động ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội, nhưng chỉ trong thời gian ngắn kết quả đạt được khá tích cực.
Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến kết luận của Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo giao Sở Lao động – TB&XH phối hợp các Sở, ngành đơn vị quan Ủy ban nhân dân các huyện thành phố, tiếp tục tổ chức 02 cuộc hội nghị (mở rộng đến ấp, khóm và doanh nghiệp) và nhiều hoạt động nhu tuyên truyền, ban hành văn bản tháo gỡ khó khăn, tổ chức hội nghị ... Kết quả đã hoàn thành xong gói hỗ trợ của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh (đợt 1) vào ngày 14/9/2021.
Ngoài ra, Sở Lao động – TB&XH tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhóm lao động tự do (mở rộng đợt 2) theo Quyết định số 1712/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, hiện các huyện, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ khá tốt, các ngành thống nhất đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành các nhóm đối tượng theo quy định. Qua đó, các huyện, thành phố bằng nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ của tỉnh (mở rộng đợt 2) theo quyết định 1712/QĐ-UBND ngày 04/9/2021, từ ngày ngày 15 và 26/9/2021 toàn tỉnh tiếp nhận và trình đề nghị là 82.883 lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở cũng chỉ ra những khó khăn, tồn tại như: Chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-19, trùng vào thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh và giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg làm ảnh hướng rất lớn đến việc đi lại người dân lao động và doanh nghiệp. Đồng thời, việc chi hỗ trợ cho các đối tượng đối với (đợt 2, nhóm 12 mở rộng thêm) tiến độ còn chậm bởi vừa chi vừa nhập dự liệu chống trùng. Đối với ( đợt 2) UBND tỉnh đã trình trên 82.000 lao động, số được duyệt từ ngày 21/9/2021 đến nay trên 42,7 nghìn lao động, hiện đang trong gian đoạn chuyển kinh phí, nên kết quả chi còn thấp. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục rà soát, đề xuất mở rộng thêm đợt 3 (nhóm 12), ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết.
Hoàng Cảnh
-
Hỗ trợ việc làm bền vững, hướng tới mục tiêu giảm nghèo tại thành phố Thái Nguyên
22-12-2024 21:37 20
-
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm cho lao động nghèo
21-12-2024 19:25 34
-
Lạng Sơn: Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến
21-12-2024 19:25 29
-
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
12-12-2024 15:47 00
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
06-12-2024 15:35 46
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
03-12-2024 15:23 59