Cần đẩy mạnh chuyển đổi việc làm phi chính thức thành chính thức...
(LĐXH) Sáng ngày 27/9, tại Hà Nội, Cục Việc làm đã tổ chức Hội thảo Việc làm phi chính thức, hướng tới mục tiêu chính thức hóa việc làm phi chính thức và việc làm bền vững giai đoạn 2018 -2021. Tới dự Hội thảo gồm có lãnh đạo Cục Việc làm, đại biểu các Cục, Vụ viện có liên quan, đại diện các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm khẳng định lao động phi chính thức là một trong những bộ phận quan trọng của thị trường lao động, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc làm phi chính thức đã và đang đóng vai trò to lớn trong việc thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là khi khu vực doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam đang gặp khủng hoảng, khó khăn, tạo nên tính linh hoạt trong kinh tế nước ta. Tuy vậy, những công việc phi chính thức hiện đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì làm cản trở đến tăng năng suất lao động cũng như khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Bởi vậy, cần chuyển đổi khu vực phi chính thức thành chính thức để tăng cơ hội đầu tư, mở rộng các cơ hội tín dụng.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, Việt Nam có trên 18 triệu lao động phi chính thức, trong đó có 53,4% là lao động làm công ăn lương, 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình. Trong đó, hầu hết lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. 49,3% lao động phi chính thức nằm trong nhóm lao động dễ bị tổn thương, không có cơ hội học hỏi, tiến bộ, phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro và thiệt thòi. Có thể thấy, việc chính thức hóa việc làm phi chính thức cũng sẽ giúp người lao động được hưởng mức tiền lương và chế độ ưu đãi tốt hơn, tăng năng suất lao động và lợi nhuận cho công ty, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu chính thức hóa việc làm phi chính thức, đòi hỏi một hệ thống các chính sách, giải pháp đồng bộ từ hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất kinh doanh từng bước chính thức hóa, tiếp cận các thông tin thị trường tiêu thụ, tiếp cận các nguồn tín dụng, cho tới hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động phi chính thức thông qua đào tạo kỹ năng, trình độ; mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,….. Mục tiêu của hội thảo là đưa ra kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu chính thức hóa việc làm phi chính thức hướng tới mục tiêu việc làm bền vững; các đại biểu tham gia góp ý kiến nhằm tìm ra các khuyến nghị, giải pháp trong thời gian tới nhằm khác phục tính yếu thế, dễ bị tổn thương của lao động phi chính thức, từ đó sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này trong phát triển kinh tế - xã hội.
Minh Ngọc.
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48