Thêm chính sách hỗ trợ một số đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân tại Quảng Ninh
(LĐXH)- Từ ngày 01/01/2024, người có công với cách mạng và thân nhân có nơi thường trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được hưởng một số chính sách hỗ trợ về điều dưỡng phục hồi sức khỏe, hỗ trợ thêm hằng tháng, bảo hiểm y tế...
Theo Nghị quyết số 23/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ một số đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người có công với cách mạng và thân nhân sẽ được hỗ trợ thêm tiền điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ theo niên hạn điều dưỡng hằng năm và hai năm một lần ngoài mức hỗ trợ do ngân sách Trung ương đảm bảo. Mức hỗ trợ: Điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh được hỗ trợ tiền ăn 1.800.000 đồng/người/lần, hỗ trợ tổ chức tham quan các di tích lịch sử, văn hóa ở các địa phương trong nước (gồm tiền thuê xe ô tô, tiền thuê phòng nghỉ, tiền nước uống, tiền phí, lệ phí tham quan) theo chi phí thực tế, nhưng tối đa không quá 1.350.000 đồng/người/lần; Điều dưỡng tại nhà được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/người/lần.
Hỗ trợ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công với cách mạng được hưởng chính sách điều dưỡng hai năm một lần trong năm mà không thực hiện điều dưỡng theo chính sách của Trung ương. Đối tượng: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%; Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%; Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày. Mức hỗ trợ: Điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh được hỗ trợ bằng 1,8 lần mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; tiền phục vụ công tác điều dưỡng, đón tiếp tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh tối đa không quá 500.000 đồng/người/lần (gồm các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác theo quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ); hỗ trợ tiền ăn 1.800.000 đồng/người/lần; tiền tổ chức tham quan các di tích lịch sử, văn hóa ở các địa phương trong nước (gồm các khoản chi phí thuê xe ô tô, tiền thuê phòng nghỉ, tiền nước uống, tiền phí, lệ phí tham quan) theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 1.350.000 đồng/người/lần; Điều dưỡng tại nhà: Bằng 0,9 lần mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/người/lần. Trường hợp người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì chỉ được hưởng chế độ này theo một đối tượng.
Hỗ trợ thêm hằng tháng đối với người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngoài mức hỗ trợ do Ngân sách Trung ương đảm bảo. Mức hỗ trợ bằng 0,15 lần mức trợ cấp, phụ cấp hiện hưởng hằng tháng theo chính sách ưu đãi người có công với cách mạng (số tiền hỗ trợ được làm tròn theo quy tắc làm tròn số trong toán học đến hàng nghìn đồng). Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng.
Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho thân nhân là vợ hoặc chồng của thương binh (bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 60% trở xuống; Thân nhân là vợ hoặc chồng của người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày. Người phục vụ đối tượng là con đẻ bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Đối tượng được hưởng chính sách này là đối tượng đang không hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ. Trường hợp một đối tượng thuộc nhiều diện đối tượng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì chỉ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất. Mức hỗ trợ bằng 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng theo quy định mà cô đơn không nơi nương tựa; Con đẻ bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định mà không có vợ (chồng), con nếu có nhu cầu sẽ được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Quảng Ninh.../.
Hưng Minh
Từ khóa:
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55