Đà Nẵng nỗ lực giải quyết khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng Covid - 19
(LĐXH) – Đà Nẵng được đánh giá là một trong những địa phương chủ động triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19… Đặc biệt, ngoài những đối tượng theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23 quy định thì Đà Nẵng còn có những chính sách hỗ trợ riêng bao gồm người có công cách mạng, đối tượng Bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động không có giao kết hợp đồng lao động…
Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố đã khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tham mưu các phương án triển khai thực hiện chính sách từ sớm (trước khi có Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), qua đó các địa phương đã chủ động đề xuất đối tượng, góp phần làm cho chính sách được ban hành kịp thời. Đặc biệt, các sở, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện ngay việc hướng dẫn, chi hỗ trợ cho các đối tượng, với phương châm là đối tượng nào rõ, cụ thể thì tiến hành lập danh sách, hướng dẫn hồ sơ thực hiện chi hỗ trợ, trong đó tập trung hoàn thành sớm việc chi hỗ trợ cho các đối tượng người có công cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, nên đến ngày 25/7 nhiều địa phương đã hoàn thành chi trả cho các đối tượng, cụ thể là:
1. Đối với chính sách hỗ trợ riêng của thành phố (gồm hỗ trợ người có công cách mạng, đối tượng Bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động không có giao kết hợp đồng lao động)
a) Đối tượng người có công cách mạng, đối tượng Bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: Đã thực hiện chi trả hỗ trợ 53.593 người, với số tiền 29.012.000.000 đồng (đạt 100%), cụ thể:
- Đối tượng người có công: 1.086 người, với số tiền: 1.086.000.000 đồng.
- Đối tượng BTXH: 3.345 người, với số tiền: 3.345.000.000 đồng.
- Đối tượng hộ nghèo, cận nghèo: 49.162 người, với số tiền: 24.581.000.000 đồng.
b) Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do). Đến ngày 26/8/2021, đã ban hành Quyết định hỗ trợ cho 10.816 người, với số tiền: 15.996.000.000 đồng. Các quận, huyện đã chi: 7.498 người, với số tiền 10.956.500.000 đồng.
2. Đối tượng theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23
a) Hỗ trợ người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không hưởng lương: Đã ban hành Quyết định cho 41 đơn vị với 729 lao động (trong đó hỗ trợ thêm cho 311 lao động nữ mang thai và trẻ em chưa đủ 6 tuổi), với tổng số tiền là hơn 3 tỷ đồng. Các quận, huyện đã chi cho: 363 người lao động, với số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
b) Hỗ trợ NLĐ ngừng việc: Ban hành Quyết định cho 02 đơn vị với 63 lao động (trong đó hỗ trợ thêm cho 23 lao động nữ mang thai và trẻ em chưa đủ 6 tuổi), với tổng số tiền là 86 triệu đồng.
c) Hỗ trợ NLĐ chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đã ban hành Quyết định hỗ trợ cho 52 người lao động (trong đó có hỗ trợ thêm cho 23 lao động đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi), với tổng số tiền gần 220 triệu đồng. Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thực hiện chi cho 32 người lao động, với số tiền là 138,7 triệu đồng.
d) Hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19 cách ly y tế: Đã ban hành Quyết định hỗ trợ cho 107 trẻ em F0, F1, với số tiền 107 triệu đồng. Các quận, huyện đã thực hiện chi cho 73 trẻ em F0, F1, với số tiền 93 triệu đồng.
đ) Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật: Đã hỗ trợ cho 34 người, với số tiền 126,1 triệu đồng.
e) Hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch: hỗ trợ cho 1.335 người, với số tiền gần 5 tỷ đồng, đã thực hiện chi cho 1.056 người, với số tiền trên 3,9 tỷ đồng.
g) Hộ kinh doanh: Quyết định hỗ trợ cho 71 hộ, với số tiền 213.000.000 đồng. Các quận, huyện đã thực hiện chi cho 7 hộ, với số tiền 21.000.000 đồng.
h) BHXH giảm mức đóng BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất
- BHXH đã thực hiện giảm mức đóng BHTNLĐ, BNN cho 9.042 đơn vị, với 176.640 người, với số tiền trên 10,2 tỷ đồng.
- Tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất: 524 người, số tiền trên 1,6 tỷ đồng.
i)Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn: Chi nhánh NHCSXH đã quyết định cho 03 đơn vị vay vốn, với 181 lao động, với số tiền là: 709.520.000 đồng. Trong đó: Cho vay trả lương ngừng việc: 02 đơn vị, với 147 lao động, với số tiền 576.240.000 đồng và cho vay phục hồi sản xuất: 01 đơn vị, với 34 lao động với số tiền: 133.280.000 đồng.
Tổng số kinh phí đã hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 19/7/2021 của UBND thành phố là 66.339.904.187 đồng.
3. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ do thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021
Tính đến nay, đã và đang triển khai hỗ trợ tiền mặt và hàng hóa thiết yếu cho 222.715 hộ, kinh phí gần 111,4 tỷ đồng; hỗ trợ 1.630 tấn gạo từ nguồn Trung ương cho 108.709 người. Cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ 30.000 suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình khó khăn theo Công văn số 5265/UBND-KT ngày 15/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng, Công văn số 1955/SCT-KHTCTH ngày 15/8/2021 của Sở Công Thương
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UBND các quận, huyện rà soát, cung cấp danh sách hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đề nghị hỗ trợ hàng hóa thiết yếu (Công văn số 2376/SLĐTBXH ngày 15/8/2021) và phân bổ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân do Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời tài trợ với 30.000 suất quà (gồm thực phẩm và đồ khô), trị giá 500.000 đồng/ suất với tổng kinh phí là 15 tỷ đồng. Đến nay, đã hỗ trợ đạt 100%, trong đó có 10.067 hộ nghèo, 4.417 hộ cận nghèo, 15.786 hộ khó khăn, cụ thể: Quận Hải Châu: 3.732 suất; Thanh Khê: 3.500 suất; Sơn Trà: 4.675 suất; Ngũ Hành Sơn: 4.500 suất; Cẩm Lệ: 3.256 suất; Liên Chiểu: 5.203 suất; huyện Hòa Vang: 5.134 suất.
b) Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu cho các hộ dân khó khăn theo Quyết định số 2828/QĐ-UBND ngày 20/8/2021.
Thành phố hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu cho hộ dân khó khăn trong thời gian thành phố thực hiện biện pháp cấp bách do phòng chống dịch Covid-19 cho 50.651 hộ chính sách người có công, hộ dân khó khăn (ngoài danh sách đã được hỗ trợ theo Công văn số 5265/UBND-KT ngày 15/8/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố), với mức 500.000 đồng/hộ, tổng kinh phí là 25.325.500.000 đồng. Trong đó, hỗ trợ cho 17.041 hộ chính sách người có công, 33.610 hộ khó khăn (Bao gồm: Quận Hải Châu: 8.716 hộ; Thanh Khê: 9.414 hộ; Sơn Trà: 7.597 hộ; Ngũ Hành Sơn: 6.280 hộ; Cẩm Lệ: 6.718 hộ; Liên Chiểu: 5.555 hộ; huyện Hòa Vang: 6.371 hộ).
Hiện nay các quận, huyện đang triển khai chi trả 48.451 hộ, đạt gần 95,66% (Quận Hải Châu: 6.516 hộ, đạt 51,08%; Thanh Khê: 9.414 hộ, đạt 100%; Sơn Trà:7.597 hộ, đạt 100% ; Ngũ Hành Sơn: 6.280 hộ, đạt 100%; Cẩm Lệ: 6.718 hộ, đạt 100%; Liên Chiểu: 5.555 hộ, đạt 100%; Huyện Hòa Vang: 6.371 hộ, đạt 100%).
c) Hỗ trợ gạo cho người dân gặp khó khăn theo Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2837/QĐ-UBND ngày 22/8/2021 về việc phân bổ gạo hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đến nay, đã tổ chức tiếp nhận 1.630.635 kg gạo từ nguồn dự trữ quốc gia xuất cấp cho thành phố Đà Nẵng, phân bổ cho các quận, huyện để hỗ trợ cho 108.709 người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 (l5kg/01nhân khẩu). Trong đó: Quận Hải Châu: 131,9 tấn; Thanh Khê: 251,8 tấn; Sơn Trà: 213 tấn; Ngũ Hành Sơn: 350,6 tấn; Cẩm Lệ: 227,3 tấn; Liên Chiểu: 340,5 tấn; huyện Hòa Vang: 115 tấn.
Tính đến 15h00 ngày 25/8/2021 các địa phương đã nhận 319.150,945 tấn gạo (HC: 44,375 tấn; Thanh Khê: 31,155 tấn; Sơn Trà: 45,990 tấn; Ngũ Hành Sơn: 98,685 tấn ; Cẩm Lệ: 12 tấn; Liên Chiểu: 57,88 tấn; huyện Hòa Vang: 28,95 tấn. Các địa phương đã triển khai hỗ trợ cho dân theo số gạo thực nhận: Sơn Trà, Thanh Khê.
d) Hỗ trợ cho 142.064 hộ dân khó khăn theo Công văn số 5433/UBND-KT ngày 22/8/2021 về triển khai thực hiện Công văn số 54/HĐND-VHXH ngày 21/8/2021 của Thường trực HĐND thành phố
- Hỗ trợ suất hàng hóa thiết yếu cho 50.000 hộ dân, trị giá 500.000 đồng/suất, kinh phí 25 tỷ đồng.
- Hỗ trợ bằng hàng hóa thiết yếu hoặc bằng tiền mặt cho 92.064 hộ dân với mức hộ trợ 500.000 đồng/hộ, kính phí 46,032 tỷ đồng.
Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện tiếp nhận hàng hóa thiết yếu gồm gạo, mì tôm, thịt cá hộp, cá khô… và đã vận chuyển cho UBND các phường chi cho hộ dân tuy nhiên số lượng chưa đủ.
Khó khăn và những kiến nghị…
Mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu song trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn do số lượng người lao động, NSDLĐ nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ chưa nhiều. Nguyên nhân, do thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 30/7/2021, đặc biệt là Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 nên việc đi lại của NLĐ, NSDLĐ gặp khó khăn; mặc dù, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã được triển khai, nhưng do tâm lý ngại khó của đối tượng nên không nộp hồ sơ trực tuyến. Ngoài ra, tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định thời gian đề nghị hỗ trợ của các đối tượng được kéo dài đến năm 2022, cụ thể: Hỗ trợ NLĐ tạm hoãn HĐLĐ nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ NLĐ ngừng việc; hỗ trợ NLĐ chấm dứt HĐLĐ không đủ ĐK hưởng BHTN; hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch (đến 31/01/2022); hỗ trợ NSDLĐ vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất (đến 25/3/2022); hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế (đến 31/3/2022); hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí, tử tuất (đến 30/6/2022), nên các đối tượng chậm nộp nộp hồ sơ trong thời điểm giãn cách của thành phố.
Về công tác chi trả cho các đối tượng còn chậm. Nguyên nhân, do giãn cách xã hội, nên quận, huyện, xã, phường chưa làm thủ tục để rút tiền tại kho bạc về chi; hoặc các địa phương đã làm thủ tục chuyển tiền đến Ngân hàng nhưng tại Ngân hàng thiếu cán bộ làm việc, nên hiện nay chưa chuyển được tiền đến đối tượng; cán bộ xã, phường hiện nay kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, vừa phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa tham gia phòng chống dịch, đặc biệt tập trung hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân; hoặc có một số UBND phường bị phong tỏa, nên công tác triển khai chi trả cho đối tượng được hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra đối tượng được hỗ trợ hiện đang ở khu cách ly, phong tỏa nên chưa thể nhận tiền hỗ trợ.
Đối với hồ sơ hỗ trợ hộ kinh doanh, theo quy định tại Điều 37 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, UBND xã, phường tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế để thẩm định, gửi UBND quận, huyện tổng hợp. Tuy nhiên việc thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của Chi cục thuế còn chậm so với thời gian quy định (02 ngày làm việc).
Đối với chính sách tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không hưởng lương. Tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Kế hoạch số 135/KH-UBND quy định UBND quận huỵên, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tuy nhiên, công tác thẩm định hồ sơ tại quận, huyện vẫn còn thiếu sót. Cụ thể: Hồ sơ gửi về Sở nhiều nhưng số lượng hồ sơ được phê duyệt ít (40/76 hồ sơ) (do sai sót các thông tin như thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương không trong thời hạn HĐLĐ; thiếu thông tin của bản thân người lao động hoặc vợ/chồng của người lao động, thiếu thông tin về phòng ba, phân xưởng làm việc, không có thời hạn tạm hoãn HĐLĐ để xác định mức hỗ trợ,…).
Đối với chính sách hỗ trợ NLĐ ngừng việc: Theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, điều kiện để được hỗ trợ là NLĐ bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động (BLLĐ) và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong toả theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên. Tuy nhiên, khi NLĐ thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong khu vực phong toả thì phần lớn các đơn vị sử dụng lao động không chọn phương án cho NLĐ ngừng việc, trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLLĐ mà thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ với NLĐ, do đó mặc dù NLĐ thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong khu phong toả nhưng vẫn không đủ điều kiện hỗ trợ ở chính sách này.
Đối với chính sách vay vốn trả lương cho NLĐ ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh.
- Vay vốn để trả lương ngừng việc
Hiện nay hồ sơ đề nghị vay vốn ít (3/4 hồ sơ đã phê duyệt). Nguyên nhân, theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, một trong những điều kiện được vay vốn để trả lương ngừng việc là NSDLĐ phải có NLĐ ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 BLLĐ. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (có số lao động lớn) vẫn hoạt động bình thường trong thời gian từ tháng 5 đến nay, trả lương đầy đủ nên không không đủ điều kiện vay vốn. Các đơn vị ngoài khu công nghiệp số lao động ít, tuy nhiên khi cho NLĐ nghỉ phần lớn là thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ với NLĐ hoặc nghỉ không hưởng lương hoặc chấm dứt HĐLĐ nên không đủ điều kiện vay vốn (theo báo cáo Ngân hàng CSXH..)
- Vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh cho NLĐ:
Hiện nay, thành phố tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đang thực hiện giãn cách xã hội do đó tình hình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị chưa phục hồi, đặc biệt trong các lĩnh vực vận tải, du lịch, lưu trú…vì vậy các đơn vị sử dụng lao động hiện nay chưa có nhu cầu đề nghị vay vốn để phục hồi sản xuất. Các doanh nghiệp ngành du lịch có định hướng kinh doanh chưa rõ ràng, do tình hình dịch vẫn đang tiếp diễn phức tạp, khó khăn trong lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Do không có cơ sở định hướng nên không lập được phương án hoặc kế hoạch kinh doanh.
Đối với đối tượng không có giao kết HĐLĐ (lao động tự do): Tại một số quận, huyện có điểm nóng về dịch, bệnh, do yêu cầu thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch (theo phương châm là “nhà nào ở nhà nấy, hạn chế ra đường”), do đó việc tuyên truyền, phát đơn và nhận đơn của các Tổ trưởng dân phố sẽ chậm trễ, dẫn đến sau này việc chi trả đúng chế độ, bảo đảm đúng đối tượng sẽ chậm trễ. Về hồ sơ thủ tục đề nghị hỗ trợ đã đơn giản nhiều, tuy nhiên thực tế cán bộ tiếp nhận không thể xác định được đối tượng, buộc các phường phải triển khai xác nhận nơi làm việc của NLĐ để đảm bảo hồ sơ công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh tình trạng trục lợi chính sách và ảnh hưởng dư luận đến chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, do yêu cầu giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, do đó để đảm bảo tránh thất thoát, chi sai đối tượng… nhiều địa phương có số lượng lao động lớn, thời gian lập hồ sơ, gửi hồ sơ của các đối tượng cần phải kiểm tra, rà soát nên đã tạo áp lực lớn cho cán bộ xã, phường trong việc lập danh sách và thẩm định đối tượng đúng quy định. Một số nhóm đối tượng trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch được chuyển về cho địa phương thẩm định nên gây quá tải đối với cán bộ xã, phường.
Một số kiến nghị
1. Với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Theo Quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg tại Điều 13, Điều 15 đối với chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương và Điều 21, Điều 23 đối với chính sách hỗ trợ NLĐ chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có sự mâu thuẫn về điều kiện được hỗ trợ và thành phần hồ sơ đề nghị. Lý do: Quy định đối tượng được hưởng có nêu doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19, nhưng thành phần hồ sơ lại không yêu cầu có văn bản thể hiện. Vì vậy, đề nghị Bộ LĐTBXH kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có thể bỏ điều kiện yêu cầu tạm dừng hoạt động của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong thành phần hồ sơ phải bổ sung văn bản yêu cầu tạm dừng của cơ quan có thẩm quyền.
2. Với thành phố Đà Nẵng
- Giao nhiệm vụ cho các Ban điều hành ở khu dân cư tăng cường công tác tuyên truyền về Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 19/7/2021 của UBND thành phố, để người dân được biết chỉ những đối tượng đúng trong Kế hoạch số 135/KH-UBND mới nộp đơn. Tổ COVID cộng đồng sẽ đến từng nhà nhận đơn, gửi địa phương thẩm định tổng hợp và gửi về Sở LĐTBXH. Tất cả quy trình phát đơn, nhận đơn và chi trả chế độ cho các đối tượng phải đảm bảo theo quy định phòng, chống dịch.
- Về công tác tuyên truyền: Đề nghị các địa phương, các sở, ban ngành tiếp tục tích cực tuyên truyền hơn nữa để các đối tượng thụ hưởng được nắm rõ thông tin, tiếp cận nhanh chóng, kịp thời, xác định đối tượng vay vốn đảm bảo đúng quy định.
- Về hỗ trợ vay vốn trả lương cho NLĐ ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh: Đề nghị các cơ quan có liên quan như Cục thuế, cơ quan BHXH căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình nhanh chóng xác nhận hồ sơ vay vốn của người sử dụng lao động để vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất (Cục thuế xác nhận đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn; cơ quan BHXH xác nhận việc đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...).
- Tiếp tục mở rộng đối tượng không có giao kết HĐLĐ (đối tượng theo đề xuất của các quận, huyện) nhằm giải quyết khó khăn cho người dân trên địa bàn thành phố trong thời gian tới…
Nguyễn Hữu Bắc
Từ khóa:
-
Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội tổ chức hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025
22-01-2025 21:15 59
-
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên thế giới vẫn ở mức cao
22-01-2025 09:07 12
-
Thưởng Tết và lương tháng 13 có được miễn thuế TNCN?
21-01-2025 14:54 48
- Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Thêm nhiều chính sách cho lao động kỹ năng đặc định làm việc tại tỉnh Mie (Nhật Bản)
- Năm 2025: Định hướng và giải pháp của Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long tong thực hiện nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp
- Vĩnh Long: Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền hướng dẫn chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
-
Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Phần Lan
13-01-2025 16:33 35
-
Kiếm hàng nghìn USD nhờ bán video cho các công ty AI
13-01-2025 13:46 14
-
Ký kết hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề giữa Việt Nam và Phần Lan
13-01-2025 12:56 46
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31