Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, trong tháng 5/2023, đơn vị đã tư vấn việc làm, nghề nghiệp và các chế độ chính sách cho 3.479 lượt người. Đơn vị giới thiệu việc làm cho 501 lượt người và số người có việc làm sau khi giới thiệu là 200 người.
Đáng chú ý, số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp đăng ký học nghề có chiều hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2021 có 195 người được hỗ trợ học nghề, tới năm 2022 số người được hỗ trợ tăng lên 398 người và trong 5 tháng đầu năm 2023 đã có gần 100 lao động được hỗ trợ học nghề.
Tuy nhiên, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk cho rằng, số lao động được hỗ trợ học nghề vẫn còn thấp so với số đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng... Để người lao động được hưởng đầy đủ chế độ, Trung tâm thường xuyên liên hệ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh có chức năng đào tạo các ngành, nhất những nghề mới để giới thiệu cho họ biết tham gia học nghề, đúng với sở trường, đam mê bản thân.
Cùng với đó, Trung tâm thường xuyên tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tiếp, phiên giao dịch việc làm trực tuyến... để tư vấn, hỗ trợ người lao động lựa chọn ngành nghề học phù hợp, từ đó tận dụng được nguồn lao động có chất lượng cung cấp cho các đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.
Những năm gần đây, Trung tâm đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho người lao động nhanh chóng tiếp cận chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động được hướng dẫn, tư vấn qua nhiều hình thức như: điện thoại, các nền tảng mạng xã hội…
Đặc biệt, trong thời gian qua, Trung tâm làm đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội tích cực tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kịp thời, hiệu quả. Việc tiếp nhận và giải quyết hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp luôn bảo đảm phương châm 3 đúng: đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn.
Với mục đích nâng cao hiệu quả cho việc tìm kiếm việc làm của người lao động, ngày 11/5, vừa qua, Trung tâm đã ra mắt “Ứng dụng quét mã QR thu thập nhu cầu tìm kiếm việc làm” dựa trên bộ mã QR với mục tiêu đảm bảo truyền tải thông tin thuận lợi, nhanh chóng, phù hợp, phát huy hiệu quả tìm việc làm cho người lao động.
Tương tự Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, việc ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như chuyển đổi số tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Sóc Trăng thực hiện tập trung trên 3 lĩnh vực, gồm: Hoạt động dịch vụ việc làm, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và xử lý văn bản của đơn vị.
Đối với hoạt động dịch vụ việc làm, công nghệ đã góp phần tư vấn, kết nối việc làm cho người tìm việc và nhà tuyển dụng thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, đặc biệt là phiên giao dịch việc làm trực tuyến. Ngoài ra, còn góp phần thuận lợi trong thu thập, cung cấp các thông tin thị trường lao động, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, phục vụ cho công tác giải quyết việc làm, cũng như phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động.
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Sóc Trăng cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết việc làm hiện nay mang lại hiệu quả rất lớn. Trước đây, công nghệ thông tin chưa được triển khai và đẩy mạnh như hiện nay, thì đa số người lao động muốn tìm việc làm và doanh nghiệp muốn tìm người lao động đều phải đến Trung tâm, Trung tâm lưu trữ bằng ghi chép tay, còn hiện nay công nghệ thông tin đều vi tính hóa nên rất thuận lợi và nhanh chóng.
Đối với giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp, vào tháng 7 tới, Trung tâm sẽ chính thức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người lao động không nhất thiết phải đến Trung tâm để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, mà có thể nộp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Từ đó, tạo thuận lợi để người lao động tiếp cận và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã giúp hình thành được hệ thống quản lý, tác nghiệp hiện đại, chính xác, hạn chế sai sót, tiết kiệm thơi gian và nhân lực, tăng tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả công việc.
Đối với người lao động, lợi ích lớn nhất là giảm được thời gian chờ đợi; thời gian được tư vấn sẽ nhiều hơn, chất lượng tư vấn được đảm bảo; giảm thiểu được các thủ tục không cần thiết; được tiếp cận các thủ tục văn minh, đơn giản, giải quyết nhanh chóng mọi nhu cầu hợp lý của người lao động. Có thể khẳng định, ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại lợi ích cho cả các Trung tâm và người lao động./.
-
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
11-01-2025 08:31 28
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18
-
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
10-01-2025 11:07 44
-
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
17-12-2024 16:44 28
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
12-12-2024 15:34 57
-
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
30-12-2024 15:09 04