Đẩy mạnh vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với đào tạo nghề
(LĐXH) - Các mô hình đào tạo trong thời gian tới cần tập trung chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và cầu việc làm của thị trường lao động, đặc biệt là khối các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có vốn đầu tư nước ngoài, các các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đòi hỏi lao động trực tiếp tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
Cơ sở đào tạo phối hợp với UBND cấp xã và doanh nghiệp tổ chức tuyển sinh, đào tạo tại doanh nghiệp. Phần học lý thuyết, học tập trung theo từng lớp, do giáo viên của cơ sở đào tạo giảng dạy. Phần học thực hành, sau phần thực hành cơ bản tại lớp học, học viên được bố trí trực tiếp làm việc theo vị trí làm việc, trong dây chuyền sản xuất tại doanh nghiệp do giáo viên của cơ sở đào tạo và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn. Học viên được doanh nghiệp hỗ trợ tiền theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra.
Cán bộ quản lý lớp phối hợp với cán bộ quản lý nhân sự của doanh nghiệp theo dõi, giám sát quá trình học tập và làm việc của học viên, giáo viên, người dạy nghề cho đến khi học viên đạt được năng suất lao động, tiền lương theo mức cam kết của doanh nghiệp với cơ sở đào tạo và học hết chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo phối hợp với doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết thúc khóa học của học viên và kết thúc quá trình đào tạo. Cơ sở đào tạo giới thiệu người lao động để doanh nghiệp xem xét ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Mô hình “Doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề theo vị trí làm việc để tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp theo hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm” bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo trình độ sơ cấp; có kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, có nhu cầu tuyển thêm lao động hoặc bao tiêu sản phẩm triển khai thực hiện. Nội dung yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng mềm, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, địa bàn và số lượng tuyển dụng do doanh nghiệp xác định và xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và tổ chức triển khai nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật.
Doanh nghiệp phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tuyển sinh, đào tạo tại doanh nghiệp. Phần học lý thuyết, học tập trung theo từng lớp, do cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp giảng dạy. Phần học thực hành, sau phần thực hành cơ bản tại lớp học, học viên được bố trí trực tiếp làm các sản phẩm tại doanh nghiệp do cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn. Học viên được doanh nghiệp trả tiền theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm.
Cán bộ quản lý nhân sự của doanh nghiệp, đồng thời là cán bộ quản lý lớp học theo dõi, giám sát quá trình học tập và làm việc của học viên, người dạy nghề cho đến khi học viên đạt được năng suất lao động, tiền lương theo mức cam kết của doanh nghiệp và học hết chương trình đào tạo. Doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết thúc khóa học của học viên và kết thúc quá trình đào tạo. Người lao động được doanh nghiệp xem xét ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
NHB
Từ khóa:
-
An Giang tăng cường kết nối thông tin, tạo việc làm cho người lao động
13-12-2024 08:40 14
-
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang): Chủ động thu thập thông tin người lao động, góp phần giúp người nghèo tìm kiếm việc làm
25-12-2024 23:19 02
-
Quảng Trị tập trung thực hiện Tiểu dự án về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình giảm nghèo
12-12-2024 17:10 28
-
Một số tồn tại, hạn chế trong triển khai Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững
28-12-2024 09:04 47
-
TP.HCM: Nhiều đầu việc mới đang đợi người tìm việc
27-12-2024 15:32 59
-
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
27-12-2024 14:48 08