Đề xuất miễn, giảm học phí cho sinh viên trường nghề bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất giảm 15-20% học phí trong năm 2020 cho toàn bộ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để chia sẻ gánh nặng với người học góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên và phụ huynh.
Mới đây, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có báo cáo về tác động của dịch Covid-19 đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Theo báo cáo, đến nay, 63/63 Sở Lao động- Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến đầu tháng 4/2020.
Đánh giá về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhận định, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến các hoạt động của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Trước hết là việc tuyển sinh đang gặp khó khăn, do hầu hết các hoạt động tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp là hoạt động tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp tại các địa phương, các trường phổ thông, nhưng đã không thực hiện được thời gian qua. Việc tuyển sinh khó đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra và ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân luồng của Chính phủ.
Bên cạnh đó, việc nghỉ học kéo dài dẫn tới tình trạng tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ bị ảnh hưởng. Chất lượng đào tạo có nguy cơ bị ảnh hưởng vì thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên, như: Khởi nghiệp, kỹ năng nghề, hội thao, cuộc thi… đều bị ảnh hưởng đẩy lùi thời gian triển khai.
Mặc dù học sinh, sinh viên không đến trường, lớp nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn phải duy trì hệ thống và các chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng, trả lương, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ, giảng viên, giáo viên. Ngoài ra, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập không cân đối được thu, chi. Các khoản vay ngân hàng đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp không được trả đúng hạn và nguy cơ phá sản cao.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, trong đó, có đội ngũ giáo viên, giảng viên và người lao động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong khi đó, tình hình nghỉ học kéo dài đã làm xuất hiện hiện tượng học sinh, sinh viên đợi chờ lâu, bỏ học đi làm việc để kiếm sống.
Trước tình hình tác động sâu rộng của Covid-19 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị với Chính phủ.
Theo đó, đối với người học, Bộ đề xuất việc miễn, giảm 100% học phí đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình có người bị nhiễm dịch Covid-19, giảm 15-20% học phí trong năm 2020 cho toàn bộ học sinh, sinh viên.
Với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019, miễn các khoản thuế phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.
Ngoài ra, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đề xuất việc miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong 6 tháng đầu năm 2020./.
PV
Từ khóa:
-
Kiên quyết không để đối tượng xấu lừa đảo đưa lao động sang Úc làm việc bất hợp pháp
26-12-2024 16:48 16
-
Dấu ấn trong phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
17-12-2024 15:35 11
-
Tăng cường kết nối cung – cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
17-12-2024 14:53 52
-
Thành phố Bắc Kạn: Đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động
20-12-2024 11:22 43
-
Trung tâm Dịch vụ việc làm Yên Bái tăng cường kết nối cung – cầu lao động
26-12-2024 11:12 36
-
Nam Định: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả
16-10-2024 10:52 50