Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc huyện Kế Sách
(LĐXH) - Giai đoạn 2021 - 2024, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện giúp đỡ người lao động nâng cao năng lực tiếp cận việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định, nâng cao chất lượng sống
Trong năm 2024, HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết số 118/NQ-HĐND vào ngày 07/12/2023, phân bổ tổng vốn 173.430 triệu đồng cho Chương trình. Trong đó, ngân sách trung ương cấp 154.053 triệu đồng và ngân sách địa phương cấp 19.377 triệu đồng. Đặc biệt, 71. 441 tỷ được dành riêng cho Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số Trong đó, ngân sách trung ương là gần 69, 82 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng à trên 1,62 tỷ đồng. Cụ thể, nguồn vốn các địa phương được phân bổ như sau: thị xã Vĩnh Châu 7 tỷ đồng; thị xã Ngã Năm 1,1 tỷ đồng; huyện Thanh Trị 6 tỷ đồng; huyện Mỹ Xuyên trên 5,3 tỷ đồng, huyện Mỹ Tú 3,3 tỷ đồng; huyện Châu Thành 3 tỷ đồng; huyện Kế Sách 3 tỷ đồng; huyện Long Phú 2,765 tỷ đồng; huyện Trần Đề 3,5 tỷ đồng; huyện Cù Lao Dung trên 1,1 tỷ đồng; thành phố Sóc Trăng 385 triệu đồng. Các nguồn vốn này được phân bổ dựa trên nhu cầu và điều kiện đặc thù của từng khu vực.
Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội để nâng cao nhận thức đào tạo nghề cho người dân thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc cũng tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, đảm bảo rằng các nguồn vốn và hỗ trợ được phân bổ và sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện đời sống và phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS.
Riêng tại huyện Kế Sách, những năm qua, nhờ có các chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND, các ban ngành, đoàn thể huyện và các địa phương trong triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất ở, nhà ở, cho vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm… mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer không ngừng được nâng cao.
Thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, Phòng LĐ-TB&XH huyện Kế Sách đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện phối hợp với chính quyền cấp xã tăng cường thông tin, tuyên truyền các lớp đào tạo nghề, đồng thời, phối hợp với chính quyền cấp xã tuyển mở lớp đào tạo nghề, tư vấn nghề nghiệp cho người dân địa phương.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, Trung tâm GDNN – GDTX huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn để mở được 30 lớp đào tạo nghề cho người lao động với 540 học viên tham dự, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, có 07 lớp nghề Phi nông nghiệp với 126 lượt học viên (03 lớp Đan Lục Bình với 54 học viên, 04 lớp Tin Học Văn Phòng với 72 học viên); 23 lớp Nông nghiệp 23 với 414 học viên (07 lớp Trồng cây ăn quả với 126 học viên, 12 lớp Chăn nuôi Thú Y với 216 học viên, 03 lớp nuôi Thủy Sản với 54 học viên, 01 lớp chăm sóc hoa kiểng với 18 học viên). Riêng đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021 – 2024), Trung tâm đã đã mở được 08 lớp với 144 học viên. Trong đó, có 06 lớp đào tạo Nông Nghiệp với 108 học viên (05 lớp Chăn nuôi Thú Y với 90 học viên, 01 lớp trồng cây ăn quả với 18 học viên). Tổ chức 02 lớp nghề Phi nông nghiệp cho 36 lượt học viên (tin học văn phòng).
Nhìn chung, công tác đào tạo nghề thời gian qua đã thu hút được số lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, tạo tiền đề mở rộng qui mô đào tạo nghề trong thời gian tới, góp phần nâng cao ý thức cho người nghèo trong quá trình học nghề và tự tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nam Khánh
Từ khóa:
đạo tạo nghề cho lao động nông thôn
-
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
22-11-2024 18:20 44
-
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
12-11-2024 16:08 19
-
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
22-11-2024 14:08 51
-
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
08-11-2024 17:15 06
-
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
08-11-2024 12:50 35
-
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
08-11-2024 10:45 47