Qua thời gian tổ chức triển khai thực hiện, các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia bền vững đã phát huy hiệu quả như: các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Dự án 2 về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Tiểu Dự án 1 - Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững của Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững…
Riêng đối với Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024, tỉnh Đồng Tháp hướng đến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về việc làm, thị trường lao động, quản lý lao động, góp phần đảm bảo việc thực hiện chính sách, chương trình theo đúng quy định và mục tiêu. Nâng cao trách nhiệm và nhận thức của cộng đồng, hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác giải quyết việc làm - học nghề; tăng cường liên kết, hợp tác giữa các cơ quan, doanh nhiệp tuyển dụng lao động, dạy nghề, xuất khẩu lao động với các cấp chính quyền địa phương, người lao động trên địa bàn. Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tìm kiếm, tạo việc làm cho người lao động nhất là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững.
Năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 24/6/2024 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thu nhập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2024.
Để có thể thu thập thông tin chính xác, đúng yêu cầu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức 6 lớp tập huấn, hướng dẫn thu thập, cập nhật thông tin người lao động cư trú trên địa bàn cho những người làm công tác điều tra như:lãnh đạo, chuyên viên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Trưởng, phó khóm ấp trên địa bàn tỉnh (mỗi khóm ấp 2 người), đại diện lãnh đạo UBND, công chức văn hoá - xã hội phụ trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội các xã, phường, thị trấn; đồng thời theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình thu thập, cập nhật thông tin nhằm bảo đảm chất lượng, đảm bảo tiến độ để ra. Theo đó, đối tượng điều tra là người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn tỉnh có việc làm nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: Người lao động làm việc trong các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh phi nông, lâm, ngư nghiệp không đăng ký kinh doanh; lao động tự do (trừ lao động là người cao tuổi); hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp không đăng ký kinh doanh; Người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, hợp tác xã/tổ hợp tác, hộ/cơ sở có đăng ký kinh doanh nhưng không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội (trừ lao động là người cao tuổi). Tổng số lượng thu thập, cập nhật dự kiến 510.000 người.
Với sự làm việc trách nhiệm, tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương và sự giám sát chặt chẽ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đến nay, việc thống kê, rà soát đối tượng thu thập, việc điều tra, thu thập, cập nhật thông tin đã hoàn thành. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đang tổng hợp, cáo cáo, phân tích thông tin và dự kiến sẽ có báo cáo kết quả điều tra, thu thập thông tin người lao động trong tháng 12/2024.
Việc thu thập, tập hợp đầy đủ thông tin về người lao động, thông tin tham gia thị trường lao động của người từ đủ 15 tuổi trở lên hiện đang sinh sống và cư trú trên địa bàn tỉnh giúp làm căn cứ và cơ sở quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, việc thực hiện tốt các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trong đó có Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững đã góp phần giúp thực hiện hiệu quả các mục tiêu về công tác giảm nghèo mà tỉnh Đồng Tháp đề ra. Qua 04 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2024, đầu kỳ toàn tỉnh có tỷ lệ nghèo đa chiều là 8,22%, đến cuối năm 2023 còn 1,51% (giảm 0,66%) và ước đến cuối năm 2025 còn dưới 1%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2021 - 2024 ước đạt 0,65%/năm và cả giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 0,56%/năm. Thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 1,41 lần so với năm 2020 (tương đương 24,24 triệu đồng/người/năm). Nhiều người đã thoát khỏi cảnh nghèo khó, ổn định việc làm và có thu nhập cao hơn, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống./.
Minh Hằng
-
Nhịp sống Hà Nội trong đêm giá rét 10 độ C
16-01-2025 15:55 18
-
Nhiều cơ hội việc làm cho lao động tại Phần Lan
16-01-2025 07:52 53
-
Hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm ở Thái Nguyên
15-01-2025 19:46 48
- Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Thêm nhiều chính sách cho lao động kỹ năng đặc định làm việc tại tỉnh Mie (Nhật Bản)
- Năm 2025: Định hướng và giải pháp của Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long tong thực hiện nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp
- Vĩnh Long: Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền hướng dẫn chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
-
Sơn La: Hơn 22 nghìn lao động được giải quyết việc làm
13-01-2025 12:22 20
-
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
11-01-2025 08:31 28
-
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
03-01-2025 12:03 18